(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có trên 217.000 người khuyết tật. Trong đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật chiếm khá cao. Số trẻ mồ côi có 21.600 em, riêng trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ có tới hàng ngàn em. Đây là nhóm đối tượng yếu thế và bất hạnh nhất trong xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thiết thực chăm sóc trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi

Thanh Hóa có trên 217.000 người khuyết tật. Trong đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật chiếm khá cao. Số trẻ mồ côi có 21.600 em, riêng trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ có tới hàng ngàn em. Đây là nhóm đối tượng yếu thế và bất hạnh nhất trong xã hội.

Thấu hiểu những vất vả, khó khăn của người khuyết tật và trẻ mồ côi, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết và Quốc hội đã ban hành Luật về Người khuyết tật. Ngày 19/4/2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 11 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi.

Trong đội ngũ thiện nguyện giàu lòng nhân ái, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi từ tỉnh đến cơ sở được xã hội ghi nhận có nhiều hoạt động hiệu quả thiết thực vì trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật - mồ côi. Với 24 hội cấp huyện và 557 hội cấp xã, phường, thị trấn đã thu hút tập hợp hơn 378.000 người tình nguyện tham gia làm hội viên. Nhiều năm qua, những người trong Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi các cấp (đều là những người nghỉ hưu) với tấm lòng tâm huyết, trách nhiệm đã hoạt động miệt mài, kiên nhẫn thực sự là cầu nối giữa những nhà hảo tâm với trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, khơi gợi lòng nhân đạo và sự cảm thông sâu sắc trong đông đảo cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các doanh nhân, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi cả vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi được chữa bệnh, được đến trường, có việc làm, hòa nhập cộng đồng...

Xin nêu một vài con số trong 5 năm qua: Vận động các tổ chức nhân đạo nước ngoài (Cộng hòa liên bang Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc...), đã khám sàng lọc và phẫu thuật tim cho 250 cháu, tổ chức dạy nghề cho 2.825 cháu thanh thiếu niên khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn. Tặng xe lăn, xe lắc cho hơn 7.000 người khuyết tật, trong đó cấp hơn 1.000 cái cho trẻ em khuyết tật. Tặng xe đạp cho 1.426 cháu; trao dụng cụ, bàn ghế học tập cho 600 cháu học sinh; phối hợp với Trung tâm kính mắt thuốc Thanh Hóa khám và cấp hơn 4.500 chiếc kính cho các cháu bị dị tật về mắt và mắc bệnh về mắt; vận động các nhà tài trợ nhận đỡ đầu hơn 400 học sinh đặc biệt khó khăn với mức hỗ trợ 500.000 đ/tháng. Vào dịp ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6, ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12 và dịp Tết cổ truyền, Hội Bảo trợ các cấp đã tặng trên 80.000 suất quà cho người tàn tật và trẻ mồ côi. Số quà ủng hộ thông qua các hoạt động trên trị giá hàng chục tỷ đồng.

Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cùng Công ty CP Tiến Nông trao quà cho các trẻ em nghèo vượt khó.

Hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi nhiều năm qua không chỉ góp phần cùng chính quyền thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước với người khuyết tật và trẻ mồ côi mà còn vận động được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng chia sẻ khó khăn, bất hạnh với trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi. Tiêu biểu như ông Nguyễn Đức Đủ (Tổng Công ty Cổ phần xây lắp điện), ông Nguyễn Duy Nở (Công ty Cổ phần Hoàng Tuấn), ông Nguyễn Hồng Phong (Công ty Cổ phần công - nông nghiệp Tiến Nông), ông Trịnh Xuân Như (Công ty Điện lực Thanh Hóa) v.v... Đây là những doanh nhân mà hàng chục năm nay cứ vào các dịp Tết Thiếu nhi 1/6, Tết cổ truyền dân tộc đều có quà tặng các cháu. Nguồn tiền các doanh nhân hảo tâm mua quà tặng các cháu một phần được trích từ Quỹ phúc lợi của đơn vị, còn một phần là do các cá nhân tự bỏ ra. Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong (Công ty Tiến Nông) hiện đang hỗ trợ 90 cháu, mỗi cháu 500.000 đồng/tháng từ khi các cháu vào học tiểu học cho đến khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề. Vào dịp Tết cổ truyền, công ty mời toàn thể các cháu cùng thân nhân dự bữa cơm tất niên, đồng thời nghe các cháu và gia đình báo cáo kết quả học tập và rèn luyện. Để tri ân công ty, có 7 cháu sau khi tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ đã tình nguyện xin về công ty làm việc. Mô hình đỡ đầu trẻ em khuyết tật, mồ côi được đến trường, được học nghề của Công ty Cổ phần công - nông nghiệp Tiến Nông đang được Hội Bảo trợ các cấp tập trung nhân ra diện rộng vì là cách giúp đỡ trẻ em khuyết tật, mồ côi tốt nhất, hiệu quả nhất và bền vững nhất. Chính từ đây mà đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 380 cá nhân thành lập được “Doanh nghiệp người khuyết tật khởi nghiệp” bằng các hình thức khác nhau như mở cửa hàng, cửa hiệu, mở công ty...

Ngoài các hoạt động có ý nghĩa trên, trên địa bàn tỉnh đã có 96 xã, phường thành lập được Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em. Nhờ có tổ chức này mà trẻ em khuyết tật, mồ côi được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, tránh được sự bạc đãi, xâm hại. Trên địa bàn TP Thanh Hóa và một số huyện, thị xã trong tỉnh, được sự tư vấn và phối hợp của các chi hội bảo vệ quyền trẻ em, đã có gần 1.000 trẻ em tự kỷ được các Trung tâm xã hội tự nguyện hỗ trợ phương pháp giáo dục đặc biệt, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

15 năm thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về người khuyết tật tỉnh đã đánh dấu một giai đoạn dài. Và hơn hết là sự áp dụng từ chủ trương vào cuộc sống để chia sẻ phần nào sự thiệt thòi với những em nhỏ kém may mắn.

Viết Linh


Viết Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]