(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, phong trào thanh niên xung kích phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Như Xuân được đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tích cực hưởng ứng. Nhiều ĐVTN đã đi lên từ “bàn tay trắng”, trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương. Một trong số đó là tấm gương ĐVTN Lê Văn Thành, sinh năm 1983, dân tộc Thổ ở thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh.

Thoát nghèo nhờ làm thủ công mỹ nghệ từ tre, luồng

Những năm qua, phong trào thanh niên xung kích phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Như Xuân được đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tích cực hưởng ứng. Nhiều ĐVTN đã đi lên từ “bàn tay trắng”, trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương. Một trong số đó là tấm gương ĐVTN Lê Văn Thành, sinh năm 1983, dân tộc Thổ ở thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh.

Thoát nghèo nhờ làm thủ công mỹ nghệ từ tre, luồngCác sản phẩm từ tre, luồng của ĐVTN Lê Văn Thành được trưng bày tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Như Xuân.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi tốt nghiệp THPT, Thành đã phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh, nhưng “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Tình cờ một lần Thành vào một quán cafe, thấy họ sử dụng bàn ghế phục vụ khách được làm bằng tre, luồng vừa có thẩm mỹ, vừa bền. Vốn khéo tay và đam mê mỹ nghệ từ nhỏ, Thành quyết tâm theo đuổi nghề làm thủ công mỹ nghệ từ tre, luồng. Để có kỹ thuật, kiến thức làm các sản phẩm, Thành tự mày mò học hỏi cách làm qua sách báo, internet, tham quan học hỏi kinh nghiệm ở một số cơ sở mây tre đan trong và ngoài huyện. Năm 2008, Thành quyết định mở cơ sở sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ từ cây tre, như: Nhà sàn, bàn ghế, xích đu, chõng tre, guồng nước, các sản phẩm lưu niệm, nhà sàn, cổng chào... Thời gian đầu, công việc gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu máy móc, chưa thạo nghề nên sản phẩm làm ra chưa đa dạng, vì vậy chưa hấp dẫn khách hàng. Với tinh thần kiên trì học hỏi, sáng tạo nên các sản phẩm do cơ sở của anh sản xuất luôn được cải tiến mẫu mã và tạo được uy tín với khách hàng. Đến nay, cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ từ tre luồng của Thành sản xuất khoảng 40 sản phẩm các loại. Cùng với đó, các sản phẩm tre, luồng của cơ sở được huyện Như Xuân mang đi giới thiệu tại các hội chợ thương mại trong tỉnh. Hiện nay, các sản phẩm mỹ nghệ của Thành được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng và đến đặt mua. Doanh thu mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Không những làm kinh tế giỏi, Lê Văn Thành còn là một ĐVTN năng động, nhiệt tình trong công tác đoàn tại địa phương; thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ ĐVTN trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Bài và ảnh: Thiện Nhân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]