(vhds.baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu xây dựng xã hội học tập suốt đời theo Quyết định 329 ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030, định hướng đến năm 2030. Thư viện tỉnh Thanh Hóa với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã và đang tạo được sức lan tỏa rộng rãi về văn hóa đọc trong cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thư viện Thanh Hóa: Góp sức xây dựng xã hội học tập suốt đời

Với mục tiêu xây dựng xã hội học tập suốt đời theo Quyết định 329 ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030, định hướng đến năm 2030. Thư viện tỉnh Thanh Hóa với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã và đang tạo được sức lan tỏa rộng rãi về văn hóa đọc trong cộng đồng.

Với vai trò là Thư viện trung tâm đứng đầu hệ thống thư viện công cộng của tỉnh; là cơ quan tham mưu cho Sở VH,TT&DL những nội dung hoạt động xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án: "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" của Chính phủ, cho đến nay bên cạnh mạng lưới thư viện công cộng, phòng đọc sách - báo làng trong toàn tỉnh, nhiều mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách dân lập… có phục vụ cộng đồng đã bắt đầu hình thành và phát triển, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân ở cơ sở. Cụ thể, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu thành lập 27 thư viện huyện, thị xã, thành phố, 260 thư viện xã, phường, thị trấn, 4.040 phòng đọc sách báo làng và nhiều mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách dân lập… trên địa bàn tỉnh.

Sở hữu vốn tài liệu lớn (hơn 423.968 bản sách) với nội dung tri thức ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Cùng với kho sách luân chuyển về cơ sở được bổ sung hằng năm với đầy đủ môn loại tri thức; cán bộ thư viện tỉnh có chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tài liệu khi cơ sở có yêu cầu, cung cấp đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Phát huy nguồn tài liệu có sẵn, trong năm qua, Thư viện tỉnh đã từng bước đa dạng hóa các loại hình phục vụ bạn đọc, cấp mới và đổi hơn 5.100 thẻ bạn đọc; phục vụ 179.000 lượt bạn đọc với 1.118.000 lượt sách, báo. Bên cạnh đó là hơn 100 đợt luân chuyển sách đến các thư viện huyện, các thư viện xã, điểm Bưu điện văn hóa xã, tủ sách của các cơ quan, đơn vị, trường học, làng, bản, tổ dân phố... trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu đọc của bạn đọc, người dân tại cơ sở.

Cùng với đó là công tác xã hội hóa, vận động đóng góp được gần 3.500 bản sách. Xử lý vốn tài liệu cho 8 trường đại học, THPT và THCS trên địa bàn tỉnh với tổng số tài liệu là 1.564 tên sách, 2.145 bản sách; hỗ trợ thành lập mới thư viện Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi...

Trưng bày triển lãm, giới thiệu sách tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện kế hoạch phối hợp công tác giữa Sở VH,TT&DL và Bộ Công an, trong năm 2017 Thư viện tỉnh đã tổ chức trao tặng sách cho Trại giam 05 - Yên Định, Trại giam Thanh Phong - Nông Cống; Trại giam Thanh Lâm - Như Xuân và tổ chức Triển lãm sách, báo, ảnh, tư liệu với chủ đề "Sách - Chìa khóa thành công".

Cũng trong năm 2017,phối hợp với Bưu điện tỉnh, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện luân chuyển sách, báo về 39 điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các phòng giáo dục các huyện, thị, thành phố luân chuyên sách về các thư viện nhà trường theo chương trình phối hợp giữa Bộ VH,TT&DL với Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh các hình thức triển lãm, trưng bày, trong năm 2017, Thư viện tỉnh còn triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan bằng panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, tờ gấp...

Tiếp tục triển khai, duy trì hiệu quả, bền vững của Dự án BMGF-VN trên địa bàn tỉnh. Với vai trò là thư viện đứng đầu hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ các thư viện trong hệ thống tham gia tốt các hoạt động của dự án, duy trì bền vững và phát huy hiệu quả của dự án, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất và đời sống và giải trí của người dân; góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hoạt động của hệ thống thư viện công cộng nói chung và Thư viện tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Để đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ", Thư viện tỉnh Thanh Hóa mong nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội để công tác phát triển văn hoá đọc, đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, tủ sách nói riêng ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần vào nâng cao đời sống văn hoá cơ sở, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập suốt đời.

Lưu Hà


Lưu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]