(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với tổng chiều dài trên 697 km của 20 sông, kênh có hoạt động giao thông đường thủy, Thanh Hóa là một trong những tỉnh thành có nhiều lợi thế về vận tải thủy nội địa, góp phần phát triển KT-XH. Tuy nhiên, công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông tuyến đường thủy này còn nhiều khó khăn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy rất cao

(VH&ĐS) Với tổng chiều dài trên 697 km của 20 sông, kênh có hoạt động giao thông đường thủy, Thanh Hóa là một trong những tỉnh thành có nhiều lợi thế về vận tải thủy nội địa, góp phần phát triển KT-XH. Tuy nhiên, công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông tuyến đường thủy này còn nhiều khó khăn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.

Theo khảo sát mới nhất cho thấy Thanh Hóa đang có 1.668 phương tiện vận tải thủy nội địa, nhưng hiện mới chỉ có 539/1.668 phương tiện bắt buộc đăng ký, đăng kiểm và hiện mới chỉ có 170 phương tiện tham gia đăng ký.

Thiệu Hóa hiện có hai tuyến sông Mã, sông Chu chạy qua, tuyến sông Mã với tổng chiều dài 8,6km, tuyến sông Chu chiều dài 25km; 2 bến đò, 2 cầu phao. Do là vùng trọng điểm về khai thác, vận chuyển cát, sỏi, nên số phương tiện tàu thuyền có sự gia tăng đột biến, dao động 16 phương tiện qua cầu phao xã Thiệu Khánh phục vụ vận chuyển, khai thác cát.

Qua quan sát, phần lớn các chủ phương tiện vận tải đường thủy đều không có đăng ký, đăng kiểm; giấy chứng chỉ lái xuồng, máy; cũng như không trang bị đầy đủ hệ thống phao cứu sinh, cứu hộ…

Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, thời gian qua, lực lượng Công an huyện Thiệu Hóa cũng đã tăng cường quản lý nhân khẩu, hộ khẩu từ các nơi khác đến lưu trú, đánh bắt, khai thác, vận chuyển. Thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức người dân về điều kiện hoạt động các bến khách qua sông, bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện, các trang thiết bị an toàn kỹ thuật, chấp hành nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tổ chức ký cam kết với 3 chủ đò, 2 chủ phao chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT đường thủy.

Nhiều phương tiện vận tải khai thác, vận chuyển cát trên khu vực sông Bưởi, đoạn chạy qua huyện Vĩnh Lộc chưa có đăng ký, đăng kiểm.

Trung tá Lê Ngọc Thuấn - Phó trưởng Công an huyện Thiệu Hóa, cho biết: “Bên cạnh công tác tuyên truyền, lực lượng chức năng, liên ngành của huyện đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm Luật ATGT đường thủy, tổng số trên 100 triệu đồng.”

Với tổng chiều dài trên 36km, 2 bến đò, 2 tuyến sông Mã - Bưởi chạy qua, quản lý giao thông đường thủy trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc cũng đang gặp nhiều khó khăn. Trên tuyến giao thông đường thủy nội địa của huyện có 54 phương tiện vận tải thường xuyên hoạt động, chủ yếu bằng sắt, xi măng, công suất trên 24 mã lực, phục vụ vận chuyển, khai thác cát, sỏi cho các mỏ khai thác.

Qua tìm hiểu, phần lớn các chủ phương tiện đường thủy thiếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa được đào tạo lái thuyền; 100% chưa được đăng ký, đăng kiểm; nhiều phương tiện qua sông không đảm bảo điều kiện an toàn, sử dụng thiết bị sung điện để đánh bắt thủy hải sản… đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.

Nguyên nhân của vấn đề này là chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng về mặt quản lý nhà nước, trong khi đó trình độ dân trí của một số chủ phương tiện vận tải thủy còn hạn chế, thậm chí không biết chữ, chỉ biết điểm chỉ, bản thân họ không đi học để cấp chứng chỉ, mặt khác chi phí để hoàn tất mọi thủ tục đăng ký, đăng kiểm lớn, người điều khiển không đáp ứng được…

Theo Trung tá Đinh Trọng Hiền, Phó trưởng Công an huyện Vĩnh Lộc, thì ý thức chấp hành Luật ATGT đường thủy của người dân, các chủ phương tiện vận tải còn nhiều bất cập, hạn chế. Ngoài 2 bến đò được trang bị các trang thiết bị cứu sinh, cứu hộ, các phương tiện vận tải thủy thường không có chứng chỉ lái xuồng, máy; đăng ký, đăng kiểm, phao cứu sinh… Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng công an huyện đã xử phạt 33 trường hợp, trong đó có 21 trường hợp khai thác cát trái phép, với tổng số tiền trên 128 triệu đồng về vi phạm Luật ATGT đường thủy nội địa.

Thực tế cho thấy, với tốc độ phát triển như hiện nay, trong vài năm tới, loại hình giao thông đường thủy nội địa sẽ hoạt động rất mạnh mẽ. Để phát huy lợi thế này, ngay từ lúc này, tỉnh và các cấp, ngành có liên quan cần sớm có chủ trương, định hướng lâu dài đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông cho người dân khi tham gia giao thông đường thủy nội địa…

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]