(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau khi Báo Văn hóa và Đời sống có bài “Khó khăn trong chuyển đổi nghề của diêm dân Hòa Lộc”, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Ông Anh khẳng định: “không có chủ trương nào từ tỉnh “khai tử” nghề muối truyền thống như lãnh đạo xã Hòa Lộc phản ánh nhưng hiện cũng không có chủ trương nào đầu tư, mở rộng ngành nghề này!”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp bài “Khó khăn trong chuyển đổi nghề của diêm dân Hòa Lộc”: Không có chuyện “khai tử” nghề muối

Sau khi Báo Văn hóa và Đời sống có bài “Khó khăn trong chuyển đổi nghề của diêm dân Hòa Lộc”, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Ông Anh khẳng định: “không có chủ trương nào từ tỉnh “khai tử” nghề muối truyền thống như lãnh đạo xã Hòa Lộc phản ánh nhưng hiện cũng không có chủ trương nào đầu tư, mở rộng ngành nghề này!”.

Ông Anh cho biết, tỉnh Thanh Hóa không có văn bản hay chỉ thị nào về việc khai tử đồng muối. Tuy nhiên, trước những khó khăn và thu nhập từ đồng muối thấp thì việc người dân tự chuyển đổi là điều tất yếu. Và thực tế là như vậy, phần nhiều diện tích tới nay bà con đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản hiệu quả.

Hiện nghề muối truyền thống đang đứng trước rất nhiều khó khăn, người dân làm muối thu nhập thấp so với một số ngành nghề khác. Trong khi giá muối thấp chỉ giao động trên dưới 2 nghìn đồng/kg; sản xuất muối phụ thuộc thời tiết, mang tính thủ công... Chưa hề có một sự áp dụng tiến bộ về kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng nào dẫn tới không có khả năng cạnh tranh với muối nhập khẩu. “Phải cải tiến công nghệ, nhập công nghệ để sản xuất muối tăng sản lượng, hạ giá thành đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng điều đó với bà con là không. Và rồi, người làm muối chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa có trường lớp, ngành nghề nào đào tạo người làm muối dẫn đến hạt muối thủ công không có khả năng cạnh tranh với hạt muối nhập khẩu là điều dễ hiểu”, ông Anh cho biết.

Nghề muối truyền thống đang đứng trước rất nhiều khó khăn.

Trước kia ngành muối xứ Thanh đã được Bộ NN&PTNT đầu tư một dự án khoảng 40 tỉ để cải tạo đồng muối cho bà con sản xuất. Nhưng từ đó tới nay đã khoảng hơn chục năm. Và cũng từ đó tới giờ, người dân không hề nhận thêm bất kỳ một sự đầu tư nào khác. Dù nhiều lần kiến nghị Nhà nước đầu tư để bà con cải tạo đồng muối, như thay cát vì sử dụng lâu rồi, bón cục, thoái hóa, và khả năng lắng lọc, hấp thụ nhiệt kém... nhưng mong mỏi đó cũng không được chấp nhận?

Ngành nông nghiệp không đầu tư, tỉnh không có chính sách nào và người dân cũng không có khả năng cải tạo đồng muối dẫn đến nghề truyền thống đã khó khăn nay lại càng khó khăn. Đó cũng chính là những lý do khiến người dân làm muối tự chuyển đổi nghề theo thời gian. Nói không quá, mặc dù không “khai tử” ngành nghề như tự thân người dân sẽ “khai tử” theo thời gian!

“Quan điểm cá nhân tôi, tôi rất tiếc. Đó là nghề truyền thống bao đời nay của người dân chúng ta xây dựng có được. Chất lượng muối tốt, có phải địa phương nào cũng làm muối được đâu! Dù bờ biển Thanh Hóa rất dài nhưng không phải chỗ nào cũng làm được muối. Thanh Hóa có rất nhiều nơi làm được như xã Quảng Thạch (Quảng Xương) thì nay đã bị xóa sổ. Hiện nghề còn ở Hải Châu (Tĩnh Gia) và Hòa Lộc (Hậu Lộc). Hy vọng trong tương lai sẽ có các doanh nghiệp nào đó đầu tư sản xuất muối theo phương thức công nghiệp. Xóa sổ các phương thức sản xuất lạc hậu, lỗi thời”, ông Anh mong mỏi.

Một bất cập mà Báo Văn hóa và Đời sống phản ánh là lượng lao động dôi dư từ nghề muối đang khó khăn trong tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề. Điều đó là rõ thực. Hiện cả tỉnh còn khoảng hơn 200 ha muối. Song, số nhân khẩu thì lên tới 1.000. Nếu chuyển sang nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ nuôi trồng lên tới vài héc ta, và số lao động dành cho nó chỉ một vài lao động. Từ đó, số lao động dôi dư từ nghề muối là rất lớn...

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]