(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc cùng với các phong trào thi đua như: “Sóng duyên hải” trong công nghiệp, “Gió đại phong” trong nông nghiệp, “Cờ ba nhất” trong lực lượng vũ trang, “Hai tốt” trong ngành giáo dục, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, miền Bắc còn tổ chức các phong trào “Vì miền Nam ruột thịt” mang đậm nghĩa tình Bắc - Nam. Nổi bật trong phong trào nghĩa tình Bắc - Nam đó là mối tình kết nghĩa giữa hai tỉnh “Thanh Hóa - Quảng Nam”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tình kết nghĩa sâu đậm “Tỉnh Thanh Hóa - Tỉnh Quảng Nam”

Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc cùng với các phong trào thi đua như: “Sóng duyên hải” trong công nghiệp, “Gió đại phong” trong nông nghiệp, “Cờ ba nhất” trong lực lượng vũ trang, “Hai tốt” trong ngành giáo dục, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, miền Bắc còn tổ chức các phong trào “Vì miền Nam ruột thịt” mang đậm nghĩa tình Bắc - Nam. Nổi bật trong phong trào nghĩa tình Bắc - Nam đó là mối tình kết nghĩa giữa hai tỉnh “Thanh Hóa - Quảng Nam”.

Phong trào đó là nguồn động viên cho dân và quân Thanh Hóa tiến hành xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chi viện sức người, sức của cao nhất cho chiến trường Quảng Nam theo tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” nhằm để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Thực hiện Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa II) chỉ đạo các tỉnh, thành phố miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành phố miền Nam.Ngày 12 tháng 3 năm 1960, tại thị xã Thanh Hóa (ngày nay là TP Thanh Hóa), đoàn đại biểu Quảng Nam do ông Trần Đình Tri, Tổng thư ký Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (khóa I) dẫn đầu, cùng đại biểu Ban Thống nhất Trung ương vào Thanh Hóa cùng Tỉnh ủy, Ủy ban hành chánh, MTTQ tỉnh Thanh Hóa, trước sự chứng kiến của hàng vạn chiến sĩ - đồng bào tiến hành kết nghĩa anh em thực hiện lời thề thống nhất Bắc - Nam vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tiếp sau đó là lễ kết nghĩa diễn ra giữa các huyện Thanh Hóa - Quảng Nam như: TX Thanh Hóa - TX Hội An, Tĩnh Gia - Đại Lộc, Hoằng Hóa - Điện Bàn, Đông Sơn - Thăng Bình, Quảng Xương - Hòa Vang, Thọ Xuân - Quế Sơn, Triệu Sơn - Tam Kỳ, Nông Cống - Duy Xuyên... Ðây được coi là sự kiện chính trị trọng đại của cả hai địa phương. Từ đây, nhân dân hai tỉnh luôn kề vai sát cánh, cùng nhau tạo ra những giá trị tinh thần, vật chất to lớn, qua đó động viên, cổ vũ lẫn nhau thực hiện thắng lợi đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc - giải phóng miền Nam.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường thăm hỏi gia đình chính sách, người có công tại Thanh Hóa.

Tháng 8 năm 1967, tại chiến khu Ngọc Trạo (Thạch Thành), Tiểu đoàn đặc công Lam Sơn được thành lập với 500 cán bộ, chiến sĩ biên chế thành 5 đại đội chi viện cho chiến trường Quảng Nam kết nghĩa. Đáp lại tình cảm thiêng liêng, cao quý của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, quân và dân tỉnh Quảng Nam đã chiến đấu ngoan cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, xứng danh với danh hiệu “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”

Năm 1968, Trung ương quyết định điều động Công ty thuyền nan vào tuyến lửa. Tỉnh ủy Thanh Hóa lúc đó quyết định đổi “Công ty thuyền nan chống Mỹ cứu nước” thành “Ðoàn vận tải Lam Sơn”. Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính, MTTQ tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Thống nhất Trung ương, Hội đồng hương Quảng Nam và hàng vạn đồng bào, chiến sĩ Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kết nghĩa hai tỉnh. Cùng đồng cam cộng khổ với vùng đất Quảng Nam, Thanh Hóa đã tổ chức chiến tranh nhân dân, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của lực lượng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Quân và dân Thanh Hóa đã chiến đấu bắn rơi máy bay phản lực, chiến hạm, bắt sống nhiều giặc lái... Không chỉ là hậu phương lớn, với tinh thần “Quảng Nam gọi, Thanh Hóa trả lời”, hàng nghìn người con quê hương Thanh Hóa đã lên đường vào chiến trường Quảng Nam - một trong những địa bàn “đọ sức” quyết liệt giữa ta và địch lúc bấy giờ. Tại các đơn vị như: Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 89 đặc công, Bệnh xá 78... có khoảng hơn 1.200 chiến sỹ con em quê hương Thanh Hóa vào tiếp vận cho Quảng Nam.

Một góc gian phòng trưng bày sách của nhân dân TP Thanh Hóa tặng TP Hội An ở Thư viện Thanh Hóa tại Hội An. (Ảnh: V.Lộc)

Sau khi kết thúc công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp nối truyền thống đoàn kết, thắm tình đồng chí anh em, hai tỉnh tiếp tục có nhiều hoạt động thể hiện mối tình đoàn kết keo sơn, thủy chung son sắt như: Tỉnh Thanh Hóa đã tích cực hỗ trợ Quảng Nam khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh. Hàng năm, hai tỉnh và các huyện, thị xã kết nghĩa đã thường xuyên thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển KT-XH; kịp thời động viên, giúp đỡ nhau mỗi khi gặp thiên tai, bão lụt...

Sau 60 năm kết nghĩa mối tình sâu đậm, Ðảng bộ và nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã hun đúc truyền thống cao đẹp và tô thắm thêm quan hệ gắn bó keo sơn, nghĩa tình sâu nặng giữa xứ Thanh và xứ Quảng. Hôm nay, hai tỉnh đang vững bước tiến tới tương lai tươi sáng bằng minh chứng cụ thể đó là kinh tế tăng trưởng của hai tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam thuộc trong những nhóm đầu của cả nước, bộ mặt đô thị thành phố ngày càng khang trang, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, lịch sử - văn hóa ngày càng sâu đậm...

Nguyễn Văn Minh


Nguyễn Văn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]