(vhds.baothanhhoa.vn) - Báo Văn hóa - Thông tin bao nhiêu tuổi, tôi có thâm niên làm cộng tác viên bấy nhiêu năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tôi là cộng tác viên Báo Văn hóa - Thông tin

Báo Văn hóa - Thông tin bao nhiêu tuổi, tôi có thâm niên làm cộng tác viên bấy nhiêu năm.

Nhà báo, nhà thơ Phạm Phú Thang

Báo có nhiều chuyên mục, trừ các thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, lịch sử, tôi không có sở trường để tham gia, còn các thể loại khác thì tôi luôn có mặt. Nếu cộng lại các bức ảnh tôi đã được đăng: 345 tác phẩm, từ ảnh nghệ thuật đến thời sự, bất cứ thể loại nào nếu có thể đăng báo được là tôi chụp và gửi về đăng báo. Tôi có cái may mắn hơn những người cầm máy khác là có trong tay những dàn máy sản xuất ảnh, lại gần gũi tòa soạn nên ảnh đến rất nhanh. Nhưng không phải vì thế mà bức ảnh nào cũng được đăng ngay. Có bức như "Bàn tay mẹ", tôi chụp từ khi cháu Thảo Linh của tôi mới ba tháng tuổi, phải mười năm mới được sử dụng.

Về thơ tôi đã đăng 144 bài tất cả trong gần 20 năm. Tôi lấy Báo Văn hóa - Thông tin làm miếng đất dụng võ. Bất cứ bài nào của tôi, trước khi lắng nghe dư luận mà gọt giũa, hai là ưu tiên Báo Văn hóa - Thông tin trước. Tôi coi Báo Văn hóa - Thông tin là miếng đất màu mỡ tạo điều kiện tốt cho bạn viết lâu dài. Có bài khi viết cho đến khi lên mặt báo chỉ hai giờ. Như bài Về thăm trường cũ chẳng hạn. Tôi đi Cẩm Thủy về ngang qua Trường cấp III Vĩnh Lộc, nơi tôi dạy học cách đây đã 50 năm, nhìn mái trường ngày nay nhớ lại trường ngày xưa, lòng bồi hồi, xúc động quá, trào nước mắt. Tôi mở đầu “Tôi lại về thăm trường cũ” viết ngay khi ngồi trên xe ô tô. Khi đến cầu vượt Phú Sơn thì câu kết cũng vừa xong. Đi thẳng về nhà gõ máy tính, in ra đưa ngay cho Nhà báo Lê Nam, lúc bấy giờ là Thư ký Tòa soạn, anh thông cảm bài thơ có tứ hay, lại đúng lúc báo lên khuôn chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, nên bài thơ ra đời, đến tay bạn đọc nhanh là thế.

Các thể loại khác tôi cũng đều tay viết nếu mình cảm thấy cần thông tin, cần bình luận. Như loạt bài giới thiệu tác giả, tác phẩm. Đọc một cuốn sách hay, sách quý cũng thôi thúc mình viết.

Đôi khi thấy một con người lam lũ, lưng đã tạo với mặt đất một đường song song vẫn cõng trên vai một chiếc đòn gánh tòng teng, một đầu là bình nước, đầu kia là hòn đá mài, sáng xuất phát từ ga Nghĩa trang cuốc bộ lên thành phố để mài con dao kiếm sống qua ngày. Ông đi qua cửa hàng ảnh của tôi nhiều lần, tôi yêu quý ông, kính phục ông ở tấm lòng kiên nhẫn, yêu nghề mong có miếng cơm manh áo qua ngày nên phải tất tả lên thành phố tìm việc. Tôi mời ông lên xe. Đưa ông về nhà mài hết tất cả các con dao làm cơ sở cho bài viết “Người mài dao cho thành phố” câu kết của bài là “Mong trời phù hộ cho ông mạnh khỏe để có người mài dao cho thành phố. Nếu không may mà cụ qua đời, thì lấy ai mài dao cho thành phố? Đó là câu hỏi bỏ ngõ, lời sẻ chia, thông cảm của người cầm bút với người lao động có tay nghề giàu lòng yêu nghề nghiệp”.

Một kỷ niệm sâu đậm mà tôi nhớ mãi đó là bài thơ “Mùa thu này anh về thăm Mường Lát”.

Sau khi Báo Văn hóa và Đời sống đăng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc rồi nói với anh Hồ Mẫu Ngoạt, trợ lý điện cảm ơn tác giả và chúc sức khỏe gia đình hạnh phúc.

Sau này bài thơ được in trong tập Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Bây giờ Báo không còn nữa. Vì sự yêu đời trong tôi vẫn thấm đậm những ngày làm cộng tác viên của Báo Văn hóa và Đời sống. Mong anh em yên bề báo mới, phát huy năng lực, trí tuệ làm tốt nhiệm vụ mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]