(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Muốn phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở thực sự mạnh phải biết phát huy sức mạnh tập thể. Đó là kinh nghiệm ở hai địa phương có phong trào văn hóa, thể thao mạnh đứng đầu của huyện Hoằng Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Văn hóa, thể thao cơ sở: Chỉ mạnh khi phát huy sức mạnh tập thể

(VH&ĐS) Muốn phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở thực sự mạnh phải biết phát huy sức mạnh tập thể. Đó là kinh nghiệm ở hai địa phương có phong trào văn hóa, thể thao mạnh đứng đầu của huyện Hoằng Hóa.

Là địa phương có dân số đông, nổi tiếng với nghề mây, tre đan truyền thống. Xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) còn được biết đến là điểm sáng với phong trào thể dục thể thao quần chúng. Có chứng kiến hoạt động thể dục, thể thao ở đây vào buổi chiều mới cảm nhận hết được sự sôi động và tình yêu thể thao của người dân. Khoảng 5 giờ chiều, sân chơi các nhà văn hóa đã tấp nập người dân: người già, em nhỏ, thanh niên và thậm chí, ngay cả các bà, các mẹ cũng tranh thủ hoạt động thể thao trước khi về lo bữa cơm cho gia đình.

Tùy vào lứa tuổi mà người dân tìm cho mình những bộ môn thể thao yêu thích. Nếu các em nhỏ xem việc “mặc quần đùi” tranh nhau trái bóng là sở thích mỗi buổi chiều hè thì các bà, các mẹ lại lấy thú vui đánh bóng chuyền để rèn luyện sức khỏe. Và các cụ cao tuổi trong CLB Liên thế hệ vẫn xem môn thể dục dưỡng sinh là phương pháp rèn luyện sức khỏe tốt nhất đối với tuổi già.

Nói về phong trào thể dục, thể thao của xã, chị Nguyễn Thị Hoa, cán bộ xã cho biết: có thể nói, phong trào thể dục thể thao của xã thực sự thay đổi từ khi các CLB Liên thế hệ lần lượt ra đời. Với ba CLB, trung bình mỗi CLB có 150 hội viên ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau. Cùng với việc trao đổi kinh nghiệm sống, làm kinh tế… thì phong trào thể dục, thể thao cũng được các hội viên hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt, nếu trước đây, thể dục thể thao chỉ được chú trọng ở người già, trẻ em và cánh mày râu thì giờ đây, các chị em trong xã cũng đã tích cực hưởng ứng tham gia.

Để xã có phong trào mạnh như hiện nay thì còn có sự vào cuộc tuyên truyền tích cực ở các đoàn thể trong xã: đoàn thanh niên; hội phụ nữ…với những “thủ lĩnh” hoạt động tích cực, biết tổ chức phong trào cùng các hoạt động để giữ lửa.

Ông Lê Công Bằng - Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Thịnh, trước đó từng có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động công tác văn hóa, thể thao đánh giá: để tổ chức phong trào văn hóa, thể thao không khó song để “giữ lửa” duy trì cho các phong trào phát triển, thực sự lan tỏa trong đời sống người dân lại là điều không dễ. Với xã Hoằng Thịnh, cùng với việc nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nhà văn hóa, hệ thống sân chơi, sân vận động đáp ứng nhu cầu của người dân thì việc phát triển phong trào văn hóa, thể thao còn được chủ trương đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã, sau đó giao trách nhiệm cho các đơn vị, đặc biệt là đoàn thể thực hiện.

Mỗi địa phương có thế mạnh phong trào khác nhau, với xã Hoằng Thịnh, thế mạnh chính là các môn thể dục, thể thao: bóng chuyền hơi, bóng đá, cầu lông, thể dục dưỡng sinh.

Không giống như xã Hoằng Thịnh, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) được biết đến như cái nôi của nghệ thuật chèo. Đặc biệt làng Phượng Mao xã Hoằng Phượng còn nổi tiếng với những đứa trẻ lớn lên là biết hát chèo. Cái chất “chèo” dường như đã thấm đẫm vào đất, vào nước để nuôi lớn nghệ thuật chèo của người dân nơi đây.

Tuy nhiên, để có phong trào mạnh, gây được tiếng vang được nhiều người biết đến như hiện nay là sự đam mê, nhiệt huyết và nỗ lực tập thể,anh Nguyễn Văn Sĩ, cán bộ văn hóa xã Hoằng Phượng cho biết: là bộ môn nghệ thuật truyền thống nên rất cần có những người am hiểu, đam mê hết lòng mà lớp trẻ vẫn thường gọi là “cây đa, cây đề” như nghệ nhân Tô Quốc Phương; Nguyễn Thị Oanh…đó là những người giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ trẻ.

Nhưng để có thể tổ chức được những phong trào, tập hợp những bạn trẻ nhiệt tình tham gia các tiết mục văn hóa, văn nghệ, học hát chèo… thì lại cần có sự tích cực ra quân vận động của các đoàn thể: phụ nữ, đoàn thanh niên. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, thế hệ trẻ ngày càng bận rộn với công việc hàng ngày thì thời gian dành cho tập luyện, hát chèo là rất ít vì vậy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc vận động là rất quan trọng.

Trong khi nhiều địa phương vẫn đang loay hoay với việc phát triển văn hóa, văn nghệ cơ sở thì cũng có nhiều địa phương đã tận dụng thế mạnh sẵn có, huy động sức mạnh tập thể đưa phong trào phát triển. Thành quả là của cả tập thể chứ đâu của riêng ai.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]