(vhds.baothanhhoa.vn) - Tin vào lời hứa của các “cò mồi” đi nhanh, việc nhàn, lương cao ổn định... nhiều thanh niên đã nhanh chóng đến “miền đất hứa” nhưng giấc mộng đổi đời không thấy mà thay vào đấy nhiều người đã lâm vào cảnh trắng tay, thậm chí bỏ mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Viết tiếp bài ‘Vượt biên sang Trung Quốc lao động chui - Thực trạng và hệ lụy’: Những cái chết đau thương

Tin vào lời hứa của các “cò mồi” đi nhanh, việc nhàn, lương cao ổn định... nhiều thanh niên đã nhanh chóng đến “miền đất hứa” nhưng giấc mộng đổi đời không thấy mà thay vào đấy nhiều người đã lâm vào cảnh trắng tay, thậm chí bỏ mạng.

Chồng thiệt mạng, vợ bị bắt

Trong căn nhà nhỏ ở cuối xóm, bà Trúc ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương ngồi ủ rũ ở góc nhà, xung quanh làng xóm tập trung đến động viên, an ủi. Gần một tháng nay, bà như người mất hồn.

Cách đây gần một tháng gia đình bà nghe tin con trai bị đột tử bên Trung Quốc, lúc đầu bà nghĩ mình nghe nhầm nhưng khi những người cùng lao động chui bên Trung Quốc gọi về khẳng định thì gia đình bà mới dám tin đó là sự thật. Được biết, sau Tết Nguyên đán anh Ngô Văn Vệ con trai bà sau nhiều phiên biển đi thua lỗ, anh quyết định bỏ nghề biển để tìm con đường mưu sinh mới là đi lao động ngoài nước. Bởi lẽ trong xã có rất nhiều thanh niên bỏ biển vượt biên sang Trung Quốc, thậm chí nhiều cặp vợ chồng gửi con nhỏ cho ông bà và đóng cửa nhà để sanglao động chui tại miền đất hứa.

Thông tin từ người thân anh Ngô Văn Vệ cho biết, tháng 2 âm lịch, anh Vệ đã cùng vợ là chị Phạm Thị Vân vượt biên sang Trung Quốc đi lao động chui. Sau khi sang đến Trung Quốc, vợ chồng anh Vệ cùng một số lao động khác làm thuê cho một cơ sở sản xuất nhựa (trước đấy đã được môi giới liên hệ). Tuy nhiên, anh Vệ đã bị đột tử khi đang trên xe đến xưởng làm, ngay sau đó lực lượng cảnh sát bên Trung Quốc đã ập đến bắt giữ chị Vân và một số lao động chui khác trên chuyến xe.

Do không biết tiếng, không biết con mình ở đâu, gia đình bà phải mất nhiều ngày mới mang được hài cốt con trai về quê. Còn con dâu thì vẫn đang bị bắt giữ bên Trung Quốc không rõ tung tích ra sao.

Nhìn ba đứa cháu nội đang nô đùa ngoài sân bà Trúc trút nỗi lòng với chúng tôi: “Bố thì mất, mẹ bị bắt giữ nơi xứ người, ngày lo hậu sự cho chồng thì vợ không thể về, còn nỗi đau nào hơn. Các cháu còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra, rồi không biết mai sau tương lai của các cháu sẽ ra sao khi mà ông bà nội đã già yếu”.

Trường hợp của anh Vệ chỉ là một trong những trường hợp lao động thiệt mạng khi đi chui sang Trung Quốc, trước đây đã có rất nhiều trường hợp lao động bỏ mạng do tai nạn trong lúc lao động, bị đột tử, hoặc xô xát giữa các lao động...

Lao động chui làm việc tại một xưởng bên Trung Quốc. (Ảnh do người lao động cung cấp)

Người đã mất, nợ còn phải gánh

Sang Trung Quốc làm chui thu nhập rõ ràng là cao hơn ở nhà. Vì thế, nhiều người đã gửi được tiền về cho vợ con trang trải cuộc sống. Nhưng số phận của người lao động luôn gặp rủi ro, đã có hàng chục người ở Thanh Hóa phải bỏ mạng nơi xứ người, họ chết mà không rõ lý do, chết mà không có tiền để đưa xác về quê chôn cất.

Đã 2 năm sau ngày chị Nguyễn Thị L (xã Quảng Nham, Quảng Xương) bỏ mạng bên Trung Quốc, thế nhưng số nợ gia đình phải vay mượn để đưa thi thể chị về quê vẫn chưa thể trả hết. Ngoài ra, còn phải cõng theo con số lãi suất tăng theo từng tháng, từng năm.

Anh Ngô Văn T (chồng chị L) cho biết: “Năm đó gia đình tôi gồm 3 người là hai vợ chồng và đứa con trai vượt biên sang Trung Quốc, làm được 1 tháng thì vợ tôi bị tai nạn khi đang đi ngoài đường, người lái xe đã bỏ trốn. Vì chúng tôi là lao động chui nên không được pháp luật bảo hộ, cuộc sống khó khăn gom được đồng nào thì đã đưa hết cho môi giới. Để đưa được thi thể vợ về quê nhà, người thân ở nhà đã phải chạy vạy khắp nơi vay mượn, thậm chí vay tiền nóng với lãi suất cao”. Theo thông tin chúng tôi được biết, để đưa thi thể chị L về quê nhà lo hậu sự, gia đình anh L đã phải mất số tiền hơn 200.000.000 đồng.

Danh sách lao động "chui" thiệt mạng ở nước ngoài chắc chắn còn tăng khi nhiều người vẫn bất chấp rủi ro những mong đổi đời, trong khi các tay "cò" thì luôn chờ đợi cơ hội để kiếm tiền từ dịch vụ môi giới, bất chấp pháp luật. Hàng nghìn lao động của tỉnh Thanh Hóa hiện đang làm việc chui tại Trung Quốc; trong đó, không ít người lao động đã phải bỏ mạng tại xứ người vì tai nạn lao động, cuộc sống kham khổ hay hàng ngàn lí do khác. Biết rằng lao động "chui" là vi phạm pháp luật, là sẽ trông chờ vào may, rủi nhưng nhiều người vẫn lao vào, tiếp tay cho kẻ khác kiếm tiền bằng con đường vi phạm pháp luật.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]