(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 40 năm, chiến tranh đã lùi xa, đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời Bác Hồ hằng mong ước. Cùng với tiến trình lịch sử của đất nước, Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng luôn gắn liền với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Phẩm chất cao đẹp ấy đang được khẳng định và phát huy hơn nữa trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay - đây là một nhiệm vụ chiến đấu với “giặc tàng hình Covid-19” trong thời bình của quân đội ta.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Viết tiếp truyền thống vẻ vang Bộ đội Cụ Hồ

Hơn 40 năm, chiến tranh đã lùi xa, đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời Bác Hồ hằng mong ước. Cùng với tiến trình lịch sử của đất nước, Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng luôn gắn liền với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Phẩm chất cao đẹp ấy đang được khẳng định và phát huy hơn nữa trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay - đây là một nhiệm vụ chiến đấu với “giặc tàng hình Covid-19” trong thời bình của quân đội ta.

Trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 11/3/2020, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn cầu. Ở Việt Nam, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3, Thủ tướng Chính phủ đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, huy động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị bước vào “cuộc chiến mới” - cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt, đi đầu. Ngay khi Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, cùng với sự đồng lòng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tình hình dịch đã được kiểm soát. Để có được những thành quả trên, lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, nhất là Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 31/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện cách ly, không để xảy ra dịch bệnh Covid-19 lây lan ra cộng đồng.

Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, người Việt Nam đang công tác, sinh sống tại Lào, làm thủ tục nhập cảnh về Thanh Hóa thông qua các cửa khẩu biên giới đất liền gia tăng. Trong đó có một bộ phận không nhỏ người dân do sợ bị cách ly nên đã cố tình nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở, gây ra không ít khó khăn trong công tác chống dịch. Theo số liệu tổng hợp của Ban Cửa khẩu, Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa, từ ngày 18/3 đến ngày 13/4, có 1.100 người nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đất liền, trong đó có 16 người nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở, số còn lại nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo là 933 người; qua Cửa khẩu Tén Tằn là 115 người; Cửa khẩu Khẹo (Đồn Biên phòng Bát Mọt) 46 người.

Bộ đội biên phòng Thanh Hóa làm nhiệm vụ kiểm soát dịch trên biên giới phía Tây. (Ảnh: Quốc Toản)

Đại tá Lê Văn Hùng - Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP Thanh Hóa cho biết: BĐBP Thanh Hóa đã quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trong phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Thời gian vừa qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp, tăng cường lực lượng từ các đơn vị tuyến biển, cơ quan Bộ Chỉ huy cho các đơn vị tuyến biên giới phía Tây của tỉnh; lập 78 chốt, 21 tổ kiểm soát lưu động với tổng quân số 645 đồng chí tham gia, trong đó cán bộ biên phòng 317 đồng chí, công an 106 đồng chí, quân sự 147 đồng chí, y tế 75 đồng chí, chốt chặn các đường mòn, lối mở, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vượt biên trái phép vào nội địa, ngăn chặn nguy cơ đưa mầm bệnh từ ngoài biên giới vào trong lãnh thổ. Bên cạnh đó, BĐBP phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tại cửa khẩu thực hiện các thủ tục y tế theo quy định, phân loại người nhập cảnh, đưa về khu cách ly đảm bảo an toàn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp và kéo dài; nhất là khi các thế lực thù địch lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá Việt Nam, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ phải luôn giữ nghiêm kỷ luật, chấp hành nghiêm nền nếp xây dựng chính quy, chế độ công tác, sinh hoạt, học tập, rèn luyện của đơn vị, đây là yếu tố tạo nên sức mạnh trong phòng, chống dịch Covid-19.

Thượng tá Lê Đình Quý - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bát Mọt cho biết, thời gian qua đơn vị đã phát hiện 10 người vượt biên trái phép trốn cách ly từ Lào về Việt Nam, chúng tôi đã lập biên bản, tiến hành các bước đo thân nhiệt, lập tờ khai y tế và bàn giao về khu tập trung cách ly theo quy định. Với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 9 cột mốc Quốc giới, 17,492km đường biên giới, tiếp giáp với cụm bản Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), là địa bàn trọng yếu các đối tượng lợi dụng để xâm nhập qua biên giới. Trước tình hình trên, đơn vị đã thành lập 3 chốt cố định, 9 tổ kiểm soát cơ động, mỗi chốt biên chế 10 người, trong đó có 8 đồng chí BĐBP, 2 đồng chí là dân quân tự vệ và công an xã. Các chốt liên tục tổ chức tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, không để các đối tượng lợi dụng sơ hở để vượt biên giới trái phép, trốn cách ly bắt buộc.

Thiếu tá Lê Ngọc Đông - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cho biết, trong thời gian qua đơn vị đã lập 5 chốt cố định và 2 tổ tuần tra lưu động, tăng cường tuần tra, kiểm soát chốt chặn các đường mòn, lối mở. Cùng với lực lượng chức năng đơn vị đã tổ chức cách ly, theo dõi cho 44 trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu sau khi có Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác chăm sóc sức khỏe cho công dân cách ly được đội ngũ y tế kiểm tra 2 lần/ngày, khi có biểu hiện ho, sốt... sẽ được chuyển đến các bệnh viện theo phân tuyến của tỉnh, ngoài ra cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo luôn đảm bảo chế độ ăn, uống theo đúng quy định. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã dành cho người cách ly cơ sở vật chất tốt nhất, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất và tiêu chuẩn văn hóa tinh thần cao nhất để yên tâm hoàn thành thời gian cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đồn Biên phòng Hiền Kiệt (huyện Quan Hóa) triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt bản Ho, xã Hiền Kiệt.

Trong thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19, cán bộ chiến sỹ BĐBP tỉnh Thanh Hóa còn nhiều khó khăn, vất vả, thời tiết khắc nghiệt, nhưng luôn có tinh thần quyết tâm cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh, không để “giặc” Covid-19 xâm nhập qua biên giới. Trong trận chiến cam go này, nơi biên cương xa xôi, trên các chốt chống dịch, các anh luôn nhận được sự yêu thương đùm bọc của hậu phương lớn, là gia đình, người thân, các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm. Đã có trên 40 đoàn là các tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm ủng hộ cán bộ chiến sỹ trên các chốt chống dịch và đồng bào các dân tộc trên biên giới với trên 23.000 khẩu trang y tế và nhiều nhu yếu phẩm khác, trị giá trên 800 triệu đồng. Khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, chính quyền các cấp và các đơn vị làm nhiệm vụ trên biên giới của tỉnh Thanh Hóa, các đồn biên phòng đã kịp thời trao tặng nhiều trang thiết bị, đồ bảo hộ y tế cho lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân vùng giáp biên tỉnh Hủa Phăn (Lào). Qua đó đã thể hiện những tình cảm tốt đẹp, nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình của quân và dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Từ những việc làm cụ thể trên, có thể khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thực thi nhiệm vụ gì, dù gian lao khổ hạnh, nhưng trên khắp mọi miền biên cương của Tổ quốc, những người lính biên phòng vẫn không sờn lòng, từng ngày, từng giờ ra sức bảo vệ và dựng xây biên cương ngày thêm giàu đẹp. Những người lính, dẫu thời bình vẫn hy sinh tất cả cho cuộc sống ấm no của nhân dân, như truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời đại mới.

Xuân Thủy


Xuân Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]