(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm ở phía Tây bắc huyện Hoằng Hóa, cách trung tâm huyện khoảng 14km, cách trung tâm TP Thanh hóa 12 km về phía Nam. Hoằng Phú đổi thay từng ngày, kể từ khi xã bắt đầu tiến hành làm nông thôn mới. Những con đường giao thông được bê tông hóa, thôn làng khang trang, sạch đẹp hơn, hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa, cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục được cải thiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Hoằng Phú: Đất nông thôn tươi đẹp của xứ Thanh

Nằm ở phía Tây bắc huyện Hoằng Hóa, cách trung tâm huyện khoảng 14km, cách trung tâm TP Thanh hóa 12 km về phía Nam. Hoằng Phú đổi thay từng ngày, kể từ khi xã bắt đầu tiến hành làm nông thôn mới. Những con đường giao thông được bê tông hóa, thôn làng khang trang, sạch đẹp hơn, hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa, cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục được cải thiện.

Từ những lợi thế sẵn có

Lợi thế lớn nhất của mảnh đất này chính là có một nền tảng quy hoạch hình thành từ xa xưa. Có lẽ vì thế mà từ đường sá, đến các công trình đã được tính toán kĩ lưỡng, với những người dân năng hoạt. Những năm qua, Hoằng Phú luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của huyện về chất lượng y tế, giáo dục. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển tương đối toàn diện, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm luôn duy trì ổn định và có bước tăng trưởng khá.

Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, nhanh nhẹn thích ứng với kinh tế thị trường đến nay người dân Hoằng Phú đã có cuộc sống sung túc hơn hẳn, nhà nhà được xây dựng kiên cố, vững chắc, xe cộ tấp nập. Cácngành nghề dịch vụ thương mại ngày càng được quan tâm phát triển. Bên cạnh đó, Đảng bộ và chính quyền xã Hoằng Phú luôn có quyết tâm chính trị cao, có truyền thống đoàn kết, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết. Đặc biệt là những người đầu tàu gương mẫu, cán bộ đảng viên và nhân dân nơi đây đã ý thức rất rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của mục tiêu xây dựng NTM.

Tất cả những nền tảng trên là lợi thế để việc xây dựng nông thôn mới thành công, và các cấp ủy chính quyền Hoằng Phú không bỏ qua cơ hội cho chính mình và người dân trong xã.

Trạm Y tế xã Hoằng Phú.

Đến quyết tâm xây dựng Nông thôn mới

Dù thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM, Hoằng Phú chỉ mới đạt 7/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, thu nhập đều còn ở mức rất thấp. Lúc đó, người dân trong xã sống và thu nhập chính bằng nghề nông, đời sống hết sức khó khăn nên việc huy động sức dân bị hạn chế. Thêm nữa, cơ sở hạ tầng xuống cấp cần sửa chữa và xây dựng lại hầu hết. Thêm nữa, ngay cả cán bộ đảng viên khi mới nhắc đến làm NTM cũng phản ứng gay gắt, người dân thì thờ ơ, coi đó là việc của lãnh đạo xã.

Song với sự quyết tâm triển khai thực hiện chương trình, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã Hoằng Phú đã xác định phải làm đồng bộ, triển khai từng bước theo đúng hướng dẫn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó xác định quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong định hướng cho xây dựng nông thôn mới.

Công tác lập quy hoạch được thực hiện gắn liền với quy hoạch chung và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được bảo đảm tính công khai, minh bạch, có sự tham gia, đóng góp của toàn thể nhân dân.

Đường giao thông liên thôn xã Hoằng Phú.

Quy hoạch được công bố rộng rãi tới các thôn, xóm vẽ quy hoạch được niêm yết công khai trên bản đồ tấm lớn tại trụ sở UBND xã và các thôn để người dân biết, giám sát, thực hiện. Xác định xây dựng hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất để tạo diện mạo nông thôn mới, tạo đà cho phát triển KT-XH và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Sau khi có những quy hoạch cụ thể, lãnh đạo xã tập trung vào công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn. Cụ thể là nhiều hội nghị mở rộng đã được tổ chức. Các chi bộ hàng tháng đã bám sát vào nghị quyết của BCH Đảng bộ xã để xác định mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chương trình xây dựng NTM ở thôn, để tạo ra sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Cùng với công tác tuyên truyền công tác tập huấn kiến thức cho các ngành đoàn thể, thành viên ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cũng được quan tâm thực hiện. Song song với đó xã tạo điều kiện về mặt bằng đất đai thu hút và phát triển các doanh nghiệp thuê đất phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.

Tính đến tháng 9/2017 toàn xã có 6 doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Ngoài ra, xã chú trọng đến lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đưa các giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao vào gieo trồng. Mở rộng phát triển các ngành nghề truyền thống như nghề mộc, thợ xây, mở rộng dịch vụ kinh doanh các mặt hàng nhựa, sành, sứ, hàng tạp hóa, dịch vụ vận tải. Toàn xã có 179 hộ kinh doanh cố định, tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động có thu nhập ổn định.

Ngoài ra, xã tập trung xây dựng các hệ thống thủy lợi, điện được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân; Hạ tầng cho giáo dục, đào tạo được chú trọng đầu tư xây dựng, sửa chữa. Cơ sở vật chất cho giáo dục được tăng cường đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Các thiết chế văn hóa xã, thôn đều được xây dựng, sửa chữa đáp ứng điều kiện sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp cho nông dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm.

Đến năm 2017 thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Xã có 5/5 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa cấp huyện được công nhận xã văn hóa, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa chiếm trên 90% tổng số hộ.

Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường đã được xã triển khai hiệu quả bằng nhiều hình thức và cách làm cụ thể, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND xã đã tuyên truyền vận động nhân dân, thực hiện xã hội hóa thu gom rác thải sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trường, tuy nhiên đây là một trong những tiêu chí khó cần phải tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền thường xuyên để đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của nhân dân.

Công trình giao thông nông thôn nội đồng xã Hoằng Phú.

Có thể khẳng định, sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, với sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát và sự vào cuộc của các cấp chính quyền và người dân, Hoằng Phú đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Theo bà Lê Thị Oanh - Phó chủ tịch UBND xã chia sẻ: Bắt tay vào xây dựng NTM ở Hoằng Phú khó khăn lớn nhất là nguồn kinh phí. Sau khi làm công tác tuyên truyền 100% cán bộ đảng viên và nhân dân đều ủng hộ, có ủng hộ thì mình mới làm được nông thôn mới, toàn bộ đường giao thông của xã hầu như là vốn nhân dân đóng góp. Nguồn vốn kêu gọi không nhiều song với việc đấu giá đất, cộng với sự điều tiết của huyện, kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu chung tay góp sức với xã. Dầu có nhiều thuận lợi trong việc làm NTM nhưng nếu không thực sự quyết liệt có lẽ chúng tôi cũng không thể được công nhận sớm như vậy.

Còn ông Lê Văn Cần - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã cho biết: Việc xã đạt chuẩn NTM là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân. Song, chúng tôi ý thức rõ rằng xây dựng NTM đã khó nhưng giữ được danh hiệu lại càng khó hơn. Bên cạnh những thành công đáng trân trọng ấy vẫn còn những khó khăn và thách thức. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Những băn khoăn ấy chắc chắn không xuất phát từ việc chạy theo thành tích. Với sự tâm huyết, hết mình và sự năng động của đội ngũ lãnh đạo xã, chắc chắn diện mạo Hoằng Phú sẽ còn nhiều đổi thay, đời sống vật chất người dân sẽ được nâng lên, và quan trọng hơn hết là dù phát triển kinh tế nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được hồn cốt văn hóa của quê hương mình.

Huyền Liên


Huyền Liên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]