(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Dù chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài nhưng các hộ dân vẫn ngang nhiên xây dựng nhà ở kiên cố, trong đó có cả nhà nghỉ tại rừng sến Tam Quy (thôn Tam Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng trái phép tại rừng sến Tam Quy

(VH&ĐS) Dù chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài nhưng các hộ dân vẫn ngang nhiên xây dựng nhà ở kiên cố, trong đó có cả nhà nghỉ tại rừng sến Tam Quy (thôn Tam Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung).

Năm 1995 UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 1730 với mục tiêu giãn dân tại lâm trường Cẩm Thủy và lâm trường sông Đằn. Theo đó có 50 hộ dân thuộc lâm trường Cẩm Thủy chuyển về lâm trường Hà Trung (thôn Tam Quy 2), thuộc đất rừng phòng hộ của Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy. (Sau này lâm trường Hà Trung đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa).

Khi 50 hộ dân về lâm trường Hà Trung lập nghiệp, các hộ dân được trung tâm giao khoán cho 163 ha đất lâm nghiệp vào mục đích phát triển kinh tế trang trại rừng, đồng thời thực hiện cam kết như: Sử dụng đất đúng quy định của bên giao khoán; Chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước; Trả lại đất cho Nhà nước khi cơ quan có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật; Nếu không thực hiện đúng quy định, gây thiệt hại đến tài nguyên đất sẽ bồi thường thiệt hại theo giá trị thiệt hại và trả lại đất cho trung tâm.

Nhằm tạo điều kiện cho 50 hộ dân yên tâm phát triển kinh tế trang trại lâu dài, ngày 20/11/2012, các hộ dân được ký kết Hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế trang trại rừng giữa đại diện trung tâm là ông Nguyễn Văn Sơn với cương vị Giám đốc Trung tâm cùng 50 hộ dân. Đặc biệt hợp đồng trên chỉ có thời hạn là 33 năm và sẽ hết giá trị vào ngày 20.10.2045.

Trong hợp đồng ghi rõ: Các hộ dân chỉ được làm lán trại tạm thời để trông coi bảo vệ, cất giữ dụng cụ vật tư sản xuất cũng như sản phẩm làm ra và khi Nhà nước hoặc trung tâm thu hồi đất giao khoán để sử dụng mục đích quốc phòng, dân sinh xã hội và sản xuất khác thì các hộ dân sẽ phải trả lại đất cho trung tâm và được đền bù tài sản trên đất rừng giao khoán.

Mặc dù không được phép xây dựng nhà ở cố định, nhưng một số hộ dân vẫn cố tình xây dựng nhà ở kiên cố, thậm chí có hai nhà nghỉ đã và đang được xây dựng.

Nhà ở xây dựng trái phép tại rừng sến Tam Quy.

Chia sẻ với phóng viên, ông Vũ Văn Hướng – Cán bộ Địa chính xã Hà Tân, khẳng định: “50 hộ dân kể trên chưa có hộ nào được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, nhưng các hộ vẫn tự ý xây dựng các công trình nhà ở trên đất lâm nghiệp của rừng sến Tam Quy”.

Ông Nguyễn Thành Chung - Chủ tịch UBND xã Hà Tân, cho rằng: “Khu vực trên là thuộc quản lý của trung tâm, xã chỉ quản lý về địa giới hành chính, con người, cũng như các vấn đề về an ninh trật tự. Do là đất của trung tâm nên xã không thể can thiệp vào việc xây dựng nhà ở trong khu vực do trung Tâm quản lý.”

Ông Vũ Văn Hướng, cán bộ Địa chính xã Hà Tân cho biết thêm: “Hiện nay, cả xã và huyện vẫn chưa rõ ràng trong việc quản lý đất của trung tâm”.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi khi Nhà nước tiến hành thu lại diện tích đất kể trên để phục vụ mục đích phát triển KT-XH, AN-QP, liệu Nhà nước có phải bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn trong việc đền bù toàn bộ số tài sản gắn liền trên đất cho các hộ dân hay lại xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Sông Lô



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]