(vhds.baothanhhoa.vn) - “Nguyên chủng” là thuật ngữ ban đầu được sử dụng trong nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống lúa, sau trở thành một từ thông dụng mà gần như mọi nông dân trồng lúa Việt Nam đều biết. Tuy nhiên có lẽ đây là từ mới, nên sau khi tra cứu hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay, chỉ thấy duy nhất có Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS.NL - NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - 2006) thu thập từ nguyên chủng và giải thích như sau: “nguyên chủng • danh từ [Hán • nguyên: như cũ; chủng: giống] Giống cũ: Vẫn cấy nguyên chủng giống lúa, nên năng suất không cao”.

“Nguyên chủng” trong “Giống Nguyên chủng” là gì

“Nguyên chủng” là thuật ngữ ban đầu được sử dụng trong nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống lúa, sau trở thành một từ thông dụng mà gần như mọi nông dân trồng lúa Việt Nam đều biết. Tuy nhiên có lẽ đây là từ mới, nên sau khi tra cứu hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay, chỉ thấy duy nhất có Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS.NL - NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - 2006) thu thập từ nguyên chủng và giải thích như sau: “nguyên chủng • danh từ [Hán • nguyên: như cũ; chủng: giống] Giống cũ: Vẫn cấy nguyên chủng giống lúa, nên năng suất không cao”.

“Nguyên chủng” trong “Giống Nguyên chủng” là gì

Rất đáng khen cho Từ điển từ và ngữ Việt Nam khi đã thu thập một từ mới mà nhiều cuốn từ điển khác chưa kịp cập nhật. Tuy nhiên, đáng tiếc cách giải nghĩa của tác giả từ điển lại theo kiểu phỏng đoán dẫn đến sai lầm.

Thông tư “Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận, giống lúa bố mẹ lúa lai và hạt lai F1” số 42/2009/TT-BNNPTNT, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 10/07/2009, Điều 3 “Giải thích từ ngữ” đã ghi rõ như sau:

“1. Hạt giống lúa tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

2. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

3. Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống SNC theo quy trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định”. (HTC nhấn mạnh).

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hạt giống lúa “nguyên chủng” phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng như sau: độ sạch > 99%, độ thuần 99,95%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 5 hạt/kg hạt giống.

Phẩm cấp thấp hơn giống nguyên chủng là “hạt giống lúa xác nhận” với tiêu chuẩn chất lượng: độ sạch > 99%, độ thuần 99,7%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 10 hạt/kg hạt giống.

Theo đây, nguyên trong nguyên chủng - nghĩa là nguyên gốc, nguyên bản chứ không phải như cũ. Hạt giống nguyên chủng (Anh: original seed) là hạt giống có độ thuần cao, chưa bị lai tạp, thoái hóa, đạt tiêu chuẩn gieo trồng, chứ không phải “giống cũ”, “năng suất thấp”.

Như vậy, cứ theo cách giải thích của tác giả Từ điển từ và ngữ Việt Nam, thì lâu nay ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hệ thống khuyến nông cả nước (cũng như nhiều quốc gia trồng lúa trên thế giới) có lỗi lớn là đã khuyến cáo nông dân dùng giống “nguyên chủng” - thứ “giống cũ”,“năng suất không cao”(!).

Mẫn Nông



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]