(vhds.baothanhhoa.vn) - Nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu “Việc tìm người - Người tìm việc” là một trong những giải pháp số hóa thị trường lao động đang được Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa quyết liệt triển khai thực hiện; cùng với chuyển đổi số (CĐS) trong kết nối cung - cầu lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Số hóa thông tin để “Việc tìm người - Người tìm việc”

Nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu “Việc tìm người - Người tìm việc” là một trong những giải pháp số hóa thị trường lao động đang được Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa quyết liệt triển khai thực hiện; cùng với chuyển đổi số (CĐS) trong kết nối cung - cầu lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Số hóa thông tin để “Việc tìm người - Người tìm việc”Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu “Việc tìm người - Người tìm việc”.

Thực hiện Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu “Việc tìm người - Người tìm việc" cho lao động thuộc hộ nghèo. Tại Thanh Hóa, phần mềm cập nhật dữ liệu “Việc tìm người – Người tìm việc” được triển khai từ tháng 5/2023, trở thành một trong những công cụ hữu ích, phục vụ có hiệu quả cho việc kết nối cung cầu lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa.

Phần mềm này tích hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh; cập nhật số lượng người lao động đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong và ngoài tỉnh và cung cấp những thông tin cơ bản của người lao động, như: trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện; thông tin đăng ký lao động của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc làm hoặc các ứng dụng khác có liên quan... đều được cập nhật đầy đủ.

Thông qua việc cập nhật các dữ liệu, phần mềm sẽ phân tích tình hình cung cầu lao động, đưa ra dự báo xu hướng việc làm của người lao động. Từ cơ sở dữ liệu này, cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở để triển khai các giải pháp cung cấp thông tin thị trường lao động cho đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay, trung tâm đang tiếp tục thu thập dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của người lao động để phục vụ phần mềm dự báo thông tin thị trường lao động do trung tâm quản lý và tiến tới sẽ hòa vào phần mềm cung - cầu lao động của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Ông Lê Văn Trường, Trưởng Phòng Dự báo thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa, cho biết: Để có thể tiếp cận thông tin “Việc tìm người – Người tìm việc”, người lao động phải tạo tài khoản. Trên cơ sở dữ liệu “Việc tìm người - Người tìm việc”, Trung tâm Dịch vụ việc làm chủ động phối hợp với các cấp, ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền đến nhà tuyển dụng và người lao động về chính sách, pháp luật về việc làm, nghề học, lao động...

Số hóa thông tin để “Việc tìm người - Người tìm việc”Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, giới thiệu việc làm.

Cùng với phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa cũng đã đẩy mạnh cung cấp thông tin hữu ích về thị trường lao động thông qua website, fanpage và mạng xã hội zalo, facebook... Thông qua các ứng dụng đã tạo điều kiện thuận lợi để trung tâm kết nối, giới thiệu lao động cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, để công tác tư vấn, giới thiệu việc làm đạt hiệu quả, trung tâm cũng tăng cường tổ chức và tham gia các phiên giao dịch việc làm trực tuyến. Hoạt động được diễn ra theo hai chiều, có sự tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và người lao động.

Trong 9 tháng năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đã cung cấp thông tin thị trường lao động và các chính sách liên quan cho khoảng 119.051 lượt người bằng nhiều hình thức khác nhau (tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, có trên 66.000 lượt người được cung cấp thông tin qua các nền tảng trực tuyến như các trang fanpage, ứng dụng zalo, kênh youtube và thư điện tử. Đơn vị đã cập nhật, khảo sát tình hình biến động lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của 1.285 lượt doanh nghiệp, bao gồm 1.075 lượt doanh nghiệp trong tỉnh và 210 lượt doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Qua khảo sát, tổng số lao động mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng là 47.137 người, trong đó, số lao động cần tuyển chiếm đa số là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật trình độ sơ cấp, trung cấp; không yêu cầu kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm dưới 1 năm; mức lương từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa, cho biết: Quá trình đẩy mạnh CĐS đã giúp đơn vị nâng cao năng lực quản lý, điều hành, cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Trung tâm đã số hóa quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản bằng phần mềm chuyên dụng. Nhiều thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường mạng... từ đó góp phần tăng hiệu quả công tác giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]