Những người có uy tín nơi vùng biên
Ở bản Khằm 2, xã Trung Lý (Mường Lát), ông Giàng Seo Vảng được bà con Nhân dân tín nhiệm bầu là trưởng bản, người có uy tín. Ông Vảng “uy tín” với bà con là bởi sự nhiệt tình trong cộng đồng, chăm chỉ trong lao động, sản xuất và góp phần gìn giữ an ninh trật tự, xây dựng bản Mông ngày một ấm no.
Ông Giàng Seo Vảng (ngoài cùng bên trái), trưởng bản, người có uy tín bản Khằm 2, xã Trung Lý (Mường Lát) nắm bắt tình hình đời sống người dân.
Những tấm gương sáng
Bản Khằm 2, xã Trung Lý có hơn 100 hộ, 562 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Mặc dù là bản còn rất nhiều khó khăn nhưng vẫn thuận lợi hơn so với các bản khác ở Trung Lý, đó là có Quốc lộ 15C đi qua. Bà con sinh sống dọc quốc lộ buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ hoặc đem hàng hóa, nông sản trồng, chăn nuôi gia cầm đem bán cũng thuận lợi hơn. Ông Giàng Seo Vảng, trưởng bản, người có uy tín cũng là người đi đầu trong phát triển kinh tế hộ, giúp đỡ bà con ở bản cùng làm ăn. Gia đình ông Vảng nuôi gà đen bản địa, trồng dưa hấu, dưa Mông với diện tích 2,5ha. Ông Vảng cùng chi ủy chi bộ, ban quản lý bản đồng lòng cùng bà con Nhân dân đưa ra nhiều giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở bản Khằm 2. Tuyên truyền bà con không di cư tự do, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc cưới hỏi, việc tang, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tham gia hòa giải, giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng, ngăn chặn hoạt động truyền đạo trái phép, có ý thức giáo dục gia đình, dòng họ gìn giữ phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, thực hiện tốt chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Hiện nay, bà con bản Khằm 2 trồng lúa nước 2 vụ với diện tích hơn 22ha, trồng sắn phục vụ chăn nuôi; tuyên truyền, vận động bà con trồng cây quế. Năm 2024, có 15 hộ dân bản Khằm đi đầu trồng cây măng bát độ; nhiều hộ phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng đồi, khí hậu ở Trung Lý để trồng cây đào, cây cải Mông, dưa Mông, nuôi gà đen bản địa...
Ở bản Cha Khót, xã Na Mèo (Quan Sơn), ông Vi Văn Hợi (sinh năm 1946) được bà con và cán bộ biên phòng gọi với tên ấm áp “bố Hợi”. Ông Hợi là già làng, người có uy tín, người bảo vệ cột mốc. Ông đã cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, bà con Nhân dân chung tay gìn giữ đường biên, cột mốc. Bản Cha Khót có 55 hộ, 222 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, bản tiếp giáp với bản Lan Thoong, cụm Mường Xôi, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Ông tuyên truyền cho bà con Nhân dân trong bản giữ đất, giữ rừng, giữ gìn đường biên, cột mốc, sự đoàn kết, hữu nghị của bà con hai bên biên giới. Ở tuổi gần 80, ông Hợi khỏe mạnh, minh mẫn, đôi chân ông vẫn đi rừng, giữ gìn, bảo vệ cột mốc 331. Quanh ngôi nhà ông Hợi sinh sống, những chiếc lán dựng tạm để cho bà con Nhân dân trong bản có nơi ăn nghỉ, sinh hoạt khi mưa bão. Do ảnh hưởng cơn bão số 3, số 4 vừa qua, bản Cha Khót có 14 hộ, 65 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao do quả đồi phía sau bản bị sạt lở, trong đó có 2 hộ phải tháo dỡ nhà ở, di dời khẩn cấp. Ông Hợi đã sẵn sàng nhường đất của gia đình mình cho địa phương, bộ đội biên phòng dựng lán để bà con thuộc các hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng sạt lở có chỗ ăn, ở tạm thời. Hiện nay, những chiếc lán luôn sẵn sàng để khi mưa bão đến, là nơi ăn nghỉ an toàn cho bà con. Việc làm của ông Hợi được bà con ghi nhận vì tấm lòng của một già làng, người có uy tín, người bảo vệ cột mốc.
Ở huyện Thường Xuân, ông Lang Minh Huyến, dân tộc Thái, người có uy tín, người bảo vệ cột mốc thôn Khẹo, xã Bát Mọt, đã cùng với cấp ủy chi bộ, ban, ngành, đoàn thể ở thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các thành viên gia đình, dòng họ và Nhân dân khu vực biên giới chấp hành nghiêm các quy định về biên giới. Ngoài ra, ông tham gia cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thường xuyên quán triệt, chỉ đạo và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín được phát huy, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân, gia đình dòng họ thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; tham gia giải quyết nhiều việc phát sinh trong đời sống thường ngày vùng DTTS, giữ vững quốc phòng - an ninh; tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, động viên, khích lệ người có uy tín tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng. Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân tộc. Ủy ban MTTQ huyện, Phòng Dân tộc, Công an huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý tới đồng bào DTTS nói chung, các già làng, trưởng bản, người có uy tín nói riêng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của người có uy tín nên Nhân dân các dân tộc tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng. Xóa dần những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp của đồng bào, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư. Góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, XDNTM...
Phát huy vai trò người có uy tín
Vùng DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi; có 174 xã, thị trấn/1.551 thôn, bản, khu phố, với 213,6km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn (nước bạn Lào) qua địa bàn của 16 xã, thị trấn biên giới thuộc 5 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh và Thường Xuân. Giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 3.899 lượt người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Năm 2024, tổng số người có uy tín của tỉnh Thanh Hóa là 1.494 người. Hằng năm, căn cứ văn bản hướng dẫn của Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện giao Phòng Dân tộc phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, bầu bổ sung, thay thế người có uy tín gửi Ban Dân tộc trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo quy định, đồng thời phát huy vai trò của họ trong cộng đồng thôn, bản, khu dân cư. Ban hành văn bản đôn đốc các xã, thị trấn tổ chức phổ biến cung cấp thông tin, tập huấn bồi dưỡng kiến thức và thực hiện các chính sách cho người có uy tín, thường xuyên quan tâm thăm hỏi, nắm tình hình đời sống của người có uy tín trên địa bàn huyện.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín, lực lượng cốt cán, biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các cá nhân điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 6/3/2023 về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN; phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc Nội dung 1, Tiểu dự án 1, Dự án 10 của Chương trình 1719. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chính sách dành cho người có uy tín, động viên thăm hỏi, tặng quà, tổ chức hỗ trợ gia đình người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai, qua đời hoặc có thân nhân qua đời; tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm. Tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức cho người có uy tín. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách cho người có uy tín hiệu quả, kịp thời, tiếp tục phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, từ đó giúp đồng bào các dân tộc tin tưởng vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xóa dần những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp trong ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư... góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở khu vực vùng biên, vùng DTTS&MN Thanh Hóa.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-11-06 07:59:00
Bản tin Tài chính 6/11: Giá vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn tiếp đà giảm
[Infographics] - 10 sự kiện thời tiết chết chóc nhất trong 20 năm qua
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em
Bản tin Tài chính ngày 5/11: Diễn biến ngược của giá vàng trong nước trước bầu cử Mỹ
Theo chồng “gieo chữ” nơi vùng cao
Bản tin Tài chính 4/11: Sau tuần chốt lỗ đậm, giá vàng liệu có biến động?
Thời tiết ngày 4/11: Thanh Hóa đón không khí lạnh tăng cường
“Hồn làng” trong bức tranh nông thôn mới
Hương lúa quê nhà
Hội thi “Thủ lĩnh tài năng" và Liên hoan các mô hình sáng tạo trong truyền thông