(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày cận tết Nguyên Đán 2022, niềm vui thấy rõ trên gương mặt của bà con nuôi thả cá lồng, cá bè dọc đôi bờ sông Mã (đoạn qua địa bàn huyện Bá Thước) khi sản lượng nâng cao, cá bán được giá, thu hoạch đến đâu thương lái mua đến đó.

Niềm vui của người nuôi cá lồng trên sông Mã

Những ngày cận tết Nguyên Đán 2022, niềm vui thấy rõ trên gương mặt của bà con nuôi thả cá lồng, cá bè dọc đôi bờ sông Mã (đoạn qua địa bàn huyện Bá Thước) khi sản lượng nâng cao, cá bán được giá, thu hoạch đến đâu thương lái mua đến đó.

Niềm vui của người nuôi cá lồng trên sông Mã

Nghề nuôi cá lồng đang phát triển, cho thu nhập ở nhiều xã của huyện Bá Thước

Dọc theo sông Mã chạy qua các xã, thị trấn huyện Bá Thước, không khó để chúng tôi bắt gặp những khu nuôi cá lồng, cá bè của bà con Nhân dân.

Tại các mom sông cảnh mua bán tấp nập, rộn rã với những tiếng cười nói, í ới qua lại. Đặc biệt, tết Nguyên Đán năm 2022 với bà con nơi đấy vui hơn, phấn khởi hơn, sau hiện tượng cá chết hàng loạt diễn ra khoảng cuối tháng 3-2021 do xả thải ô nhiễm phía thượng nguồn đã được UBND tỉnh, chính quyền các địa phương và cấp ngành chức năng vào cuộc quyết liệt, lấy lại môi trường trong sạch, đảm bảo cho nghề cá lồng của bà con được ổn định.

Hộ gia đình ông Bùi Thái Dương, khu phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước hồ hởi cho biết: Khúc sông Mã chạy qua khu phố có khoảng 15 hộ nuôi thả cá. Gia đình ông cũng như các hộ dân nơi đây đã gắn bó với nghề từ đầu những năm 2000. Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ ngành nghề này, nhiều hộ dân đã mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật, nâng cao sản lượng, giá trị thu nhập vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Niềm vui của người nuôi cá lồng trên sông Mã

Ông Dương đang kiểm tra lại lồng cá cuối cùng trước khi thu hoạch bán dịp tết.

Theo ông Dương, thời điểm cuối năm, sản lượng cá đạt đỉnh, con cá bán được giá, mỗi con trung bình từ 4 đến 5 kg. Thương lái nhận định cá nuôi trên sông Mã sạch, thức ăn chủ yếu là lá cây, cỏ voi… nên thịt thơm ngon, săn chắc, thu hoạch đến đâu thương lái mua hết đó.

“Dịp tết đến, xuân về thương lái từ nhiều nơi đổ về tranh nhau mua, thậm chí sẵn sàng mua giá cao hơn giá thị trường cho bà con nông dân. Lần thu hoạch này gia đình tôi thu được khoảng gần 1 tấn, trừ đầu tư cũng thu về được ngót trăm triệu”, ông Dương phấn phởi cho biết.

Tương tự, xã Ái Thượng cũng là một trong những xã có diện tích nước mặt sông Mã nuôi thả cá lồng, cá bè lớn với cả trăm hộ nuôi.

Quệt ngang dòng mô hôi đang tứa ra sau khi cất lưới, anh Trương Văn Đức (Làng Mí, xã Ái Thượng) cho biết: “Nhờ được tập huấn kỹ thuật, gia đình đã đầu tư nuôi thả 5 lồng cá trắm, trừ chi phí mỗi lứa cá cho gia đình anh thập nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/ 5 lồng”.

Bà Lê Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Ái Thượng cho biết, nghề nuôi cá lồng ở Bá Thước đã có từ lâu, tuy nhiên việc nuôi cá lồng còn nhỏ lẻ.

Niềm vui của người nuôi cá lồng trên sông Mã

Mô hình nuôi cá lồng đã và đang góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Để giúp cho bà con tận dụng mặt nước phát triển nuôi cá lồng, xã Ái Thượng đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của huyện tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng cho các hộ. Thay vì nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn.

Có thể nói nghề nuôi cá lồng đã và đang là hướng đi đúng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Thống kê cho thấy, nhờ tận dụng tốt nguồn nước mặt sông Mã với hơn 40 km đường sông chạy qua địa bàn huyện, nhiều địa phương như thị trấn Cành Nàng và các xã Ái Thượng, Hạ Trung, Lương Ngoại, Lương Trung, Ban Công, Thiết Kế, Thiết Ống đã khuyến khích bà con nhân rộng mô hình với quy mô hơn 500 hộ nuôi và gần 1.000 lồng cá.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]