(vhds.baothanhhoa.vn) - Là nữ kiểm lâm viên địa bàn duy nhất thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát, chị Thao Thị Bênh, dân tộc Mông (SN 1995) không quản ngại khó khăn, gian khổ để bảo vệ “lá phổi xanh” của đại ngàn.

Nỗi vất vả của nữ kiểm lâm viên huyện vùng cao biên giới

Là nữ kiểm lâm viên địa bàn duy nhất thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát, chị Thao Thị Bênh, dân tộc Mông (SN 1995) không quản ngại khó khăn, gian khổ để bảo vệ “lá phổi xanh” của đại ngàn.

Nỗi vất vả của nữ kiểm lâm viên huyện vùng cao biên giới

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát trao đổi công việc với chị Bênh.

Vượt qua quãng đường hơn 200km, được sự giới thiệu của anh Bính, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát, chúng tôi có dịp gặp gỡ nữ kiểm lâm viên duy nhất của Hạt - chị Thao Thị Bênh. Qua trò chuyện, chúng tôi không khỏi cảm phục ý chí, nghị lực, nhiệt huyết của chị đối với công việc đang làm.

Sinh ra, lớn lên ở xã Nhi Sơn, năm 2020 chị Bênh lấy chồng ở xã Pù Nhi, sau đó được phân công phụ trách địa bàn ở quê chồng. Gần hai năm công tác, dù con thơ, tuổi đời còn trẻ, nhưng với sự năng động, nhiệt tình, chị Bênh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được dân bản tin yêu.

Chia sẻ về chuyện nghề, về những khó khăn, vất vả trong quá trình làm việc, chị Bênh cho biết, để chuẩn bị cho chuyến tuần rừng, thường phải mất cả ngày, chị phải dậy từ rất sớm, sửa soạn quần áo, đồ dùng cá nhân, trong ba lô dự trữ ít lương thực, nước uống để phục vụ cho hành trình. Là phận “nữ nhi”, khi mới nhận nhiệm vụ, bản thân chị Bênh còn đôi chút bỡ ngỡ, lo lắng. Dẫu vậy, với xuất phát điểm sinh ra lớn lên ở núi rừng, hiểu rõ địa bàn, cùng với tình yêu và trách nhiệm với công việc, đã giúp chị có thêm động lực để băng rừng, vượt suối, tuần tra, bảo vệ rừng.

Nỗi vất vả của nữ kiểm lâm viên huyện vùng cao biên giới

Dù công việc bận rộn, chị Bênh vẫn cố gắng dành thời gian chăm lo cho gia đình.

Nói về kỷ niệm đáng nhớ trong những chuyến tuần rừng của mình, chị Bênh chia sẻ về những vất vả: Những hôm trời mưa, muỗi, vắt cắn chảy máu chân, đường lại trơn trượt, khiến chị ngã xe nhiều lần. Đặc biệt, vào mùa khô hanh, người dân phát nương làm rẫy, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, tần suất tuần rừng của cán bộ kiểm lâm yêu cầu cũng nhiều hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe... Nhưng dù khó khăn đến mấy, chị Thao Thị Bênh vẫn cố gắng, nỗ lực vượt qua.

“Tuy vậy, những ngày phải tuần tra rừng tối mịt mới về, nhớ con nhỏ đang gửi ông bà chăm sóc, tôi không kìm nổi nước mắt. May mắn đối với tôi đó là có một người bạn đời hiểu cho công việc của vợ và một gia đình luôn ở bên cạnh hỗ trợ, nên tôi mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ”, chị Bênh chia sẻ.

Là một trong số những cán bộ kiểm lâm am hiểu tiếng nói, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông, chị Thao Thị Bênh còn tích cực tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân địa phương.

Đặc biệt, thông qua công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, phối hợp mở các cuộc tuần tra, truy quét “điểm nóng” về phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, chị Bênh đã góp phần ngăn chặn hành vi phá rừng, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]