Ngày 19/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Gallery 39 ra mắt cuốn sách “Di cảo Đặng Đình Hưng” và trưng bày một số trang thủ bút của nhà thơ-nhạc sỹ Đặng Đình Hưng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1924-2024).

NSND Đặng Thái Sơn: Bố tôi đã trở thành nhà thơ Đặng Đình Hưng của mọi người

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Gallery 39 ra mắt cuốn sách “Di cảo Đặng Đình Hưng” và trưng bày một số trang thủ bút của nhà thơ-nhạc sỹ Đặng Đình Hưng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1924-2024).

NSND Đặng Thái Sơn: Bố tôi đã trở thành nhà thơ Đặng Đình Hưng của mọi người(Từ trái sang) Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn Nguyễn Thúy Hằng, họa sỹ Lê Thiết Cương, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Cuốn sách gồm các phần “Rra” (1965), “Songe A” (1968), sử thi “Phù Đổng ca” (1970) cùng một số các trang thủ bút các tập thơ của ông, thư của Trần Dần gửi Đặng Đình Hưng, chân dung Đặng Đình Hưng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Tường, các bài viết của các tác giả như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Đan, Nguyễn Thụy Kha (lời bạt).

Chia sẻ lý do làm cuốn sách này, họa sỹ Lê Thiết Cương nói: “Năm 2021, sau khi tập thơ ‘Một bến lạ’ ra mắt độc giả, một số bạn bè đã tin tưởng đưa tôi những bản thủ bút các tác phẩm của cụ Đặng Đình Hưng. Tất cả đều chưa từng xuất hiện và họ mong muốn, một ngày nào đó có thể xuất bản để mọi người đều được biết tới. Di cảo - như tên gọi của nó - là những gì chưa được biết tới. Nó cần phải được phổ biến để bức chân dung của tác giả sẽ hoàn chỉnh hơn.”

NSND Đặng Thái Sơn: Bố tôi đã trở thành nhà thơ Đặng Đình Hưng của mọi ngườiNSND Đặng Thái Sơn: Bố tôi đã trở thành nhà thơ Đặng Đình Hưng của mọi người“Di cảo Đặng Đình Hưng.” (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Đến dự sự kiện, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn xúc động chia sẻ: “Tôi rất vui khi được dự ra mắt cuốn sách này. Tôi vui vì bố Đặng Đình Hưng giờ đây không chỉ là của riêng gia đình mà đã trở thành nhà thơ Đặng Đình Hưng của tất cả mọi người.”

Năm 2021, khi cuốn sách “Một bến lạ” ra mắt độc giả, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã nhận định: “Cái nghiệp của bố tôi là thơ ca nhưng những năm cuối đời bố thích vẽ. Những bức tranh là lạ, tối giản với những biểu tượng bí ẩn như những nốt nhạc đô rê mi. Tròn 30 năm bố tôi ra đi, đây là lần đầu tiên một cuốn tuyển tập thơ họa đầy đủ của ông ra đời, khiến tôi có cảm tưởng như ông được tái sinh.”

“Di cảo Đặng Đình Hưng” dày 250 trang, do Gallery39 tổ chức bản thảo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản và phát hành./.

Nhà thơ-nhạc sỹ Đặng Đình Hưng sinh năm 1924 tại làng Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội, tốt nghiệp Trường Bưởi, năm 18 tuổi ông vào học trường Luật Đông Dương, chưa tốt nghiệp thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia vào hoạt động đoàn thể ở Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông theo Việt Minh lên Vĩnh Yên làm tuyên truyền, Năm 1947, ông vào công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương, năm 1951, ông được cử làm Đoàn trưởng kiêm Chính trị viên Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông đã được xuất bản: “Một số ca khúc” (in bướm), “Tranh Đặng Đình Hưng” (1989), “Bến lạ” (tập thơ, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1991), “Ô mai” (tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1993), “Một bến lạ” (thơ-họa, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2021)

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]