(vhds.baothanhhoa.vn) - Đúng với câu nói “Cái gì không biết thì hỏi Google” giờ đây khi bị bệnh nhiều người không còn tìm các phòng khám, bệnh viện uy tín mà thay vào đó lại lựa chọn các vị “thầy y” online...

Cẩn trọng với thủ đoạn móc túi người bệnh của bác sĩ online “rởm”

Đúng với câu nói “Cái gì không biết thì hỏi Google” giờ đây khi bị bệnh nhiều người không còn tìm các phòng khám, bệnh viện uy tín mà thay vào đó lại lựa chọn các vị “thầy y” online...

Nổi lên như một hiện tượng, phủ sóng khắp mạng xã hội ngày càng nhiều người tự xưng là “bác sĩ”, “dược sĩ” tiếng tăm lẫy lừng tư vấn, khám chữa bệnh bằng hình thức “online”. Chỉ cần gõ tên bệnh, hàng loạt trang Facebook, Tiktok, Zalo, Website... quảng cáo tư vấn bệnh miễn phí thông qua số hotline. Kèm theo hàng tá lời đường mật tương ứng với từng loại bệnh như: “Điều trị dứt điểm tiểu đường, xương khớp chỉ với 1 liệu trình”; “Điều trị bạc tóc, rụng tóc không khỏi hoàn tiền 100%”, “Điều trị nám tận gốc, sản phẩm được kiểm nghiệm bởi Viện 108”; “bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ trực tiếp thực hiện”...

Cẩn trọng với thủ đoạn móc túi người bệnh của bác sĩ online “rởm”Mạo danh bác sĩ để trục lợi cá nhân. (Ảnh minh họa)

Theo đó, sau khi nắm bắt triệu chứng, biểu hiện người bệnh sẽ được tư vấn sản phẩm thuốc để điều trị đa phần là thực phẩm chức năng được “thổi phồng” giá gấp nhiều lần so với thực tế. Dưới “miệng lưỡi” của các đối tượng lừa đảo mọi loại thuốc đều được khẳng định là sản phẩm được Bộ Y tế thẩm định, quảng cáo trên truyền hình Trung ương nên vô cùng uy tín; đồng thời, trong trường hợp người bệnh nghi ngờ về tác dụng, đối tượng sẽ “bồi thêm” những câu hù dọa “nếu không dùng bệnh nặng thêm”, “gây ra nhiều tác dụng phụ”.

Tiếp đó, khi người bệnh đồng ý mua sản phẩm đối tượng sẽ yêu cầu chuyển khoản đặt cọc trước vào tài khoản rồi mới chuyển hàng. Tất cả mọi hình thức giao dịch đều diễn ra online nên khi sử dụng sản phẩm không có hiệu quả hoặc có phản ứng phụ... đối tượng sẽ vẽ thêm phác đồ điều trị kéo dài và khi hết liệu trình kéo dài thì... chặn điện thoại, mạng xã hội để khách không thể liên lạc hoặc đổ lỗi do cơ địa khách hàng, khách hàng không thực hiện nghiêm hướng dẫn trong quá trình điều trị...

Cẩn trọng với thủ đoạn móc túi người bệnh của bác sĩ online “rởm”Loại thuốc không rõ nguồn gốc và thành phần được quảng cáo là thuốc tiểu đường. Ảnh chụp màn hình

Chưa dừng lại ở đó, các đối tượng liên tục “nâng cấp” thủ đoạn, từ lập tên trang mạo danh lập lờ dễ gây hiểu lầm đến sao chép, đăng tải trái phép các bài viết, logo, slogan trên nền tảng mạng xã­ hội chính thức của các bệnh viện, phòng khám lớn, có uy tín như: Bệnh viện 108, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương... Để tăng thêm độ uy tín, đối tượng còn kỳ công cắt ghép hình ảnh, video về Bệnh viện, phòng khám trên các kênh thông tin đại chúng chính thống, sau đó lồng tiếng quảng cáo sản phẩm nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hay lợi dụng độ phủ sóng của mạng xã hội Tiktok đăng tải các video hướng dẫn cách chữa bệnh, điều trị bệnh “an toàn, rẻ tiền, nhanh khỏi, không tác dụng phụ”... nhưng thực tế lại để lại hậu quả khôn lường.

Cẩn trọng với thủ đoạn móc túi người bệnh của bác sĩ online “rởm”Cẩn trọng với thủ đoạn móc túi người bệnh của bác sĩ online “rởm”Các trang fanpage giả mạo đơn vị, bệnh viện lớn. Ảnh chụp màn hình

“Tiền mất, tật mang” khi trót lỡ tin vào những lời tư vấn đường mật của “bác sĩ online” khiến cho không ít người bệnh cầu cứu, hi vọng những cuộc gọi tư vấn, những lời ngon ngọt ấy sẽ cứu được mình? Nhiều người trót tin vào những lời “tư vấn” của “bác sĩ” đã gặp nguy hiểm đến sức khỏe nhưng âm thầm chịu đựng không dám lên tiếng vì mua phải sản phẩm không đạt chất lượng, hết hạn sử dụng hay không đúng như quảng cáo. Chúng ta vẫn thường nghe câu “Lương y như từ mẫu” nhưng chỉ vì lợi nhuận, những “con sâu” đã và đang bôi nhọ, làm tổn hại uy tín và danh dự của nghề cứu người cao quý.

Không thể phủ nhận về tiện ích của việc đặt lịch hẹn, tư vấn, khám chữa bệnh qua mạng đối với người dân, tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của chính mình và người thân mỗi chúng ta cần nâng cao hiểu biết, cảnh giác trước những lời quảng cáo thổi phồng, lời hứa hão qua mạng.

Để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh và uy tín của bác sĩ chân chính, người dân cần nâng cao cảnh giác, không để các đối tượng mạo danh nhân viên bệnh viện lừa đảo tư vấn, bán thuốc, cung cấp dịch vụ thu tiền... có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về sức khỏe lẫn kinh tế cho người sử dụng. Khi có nhu cầu khám, tư vấn sức khỏe hoặc mua thuốc, cần đến trực tiếp các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để được phục vụ, không nên qua “trung gian” hoặc tin vào các trang quảng cáo thiếu tin cậy trên mạng xã hội.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]