Cảnh giác thủ đoạn “chuyển nhầm” rồi ép vay nặng lãi
Nhận được số tiền “từ trên trời rơi xuống” từ tài khoản vô danh, nhưng đừng mừng vội, đây là chiêu thức của bọn tội phạm lừa đảo sử dụng nhắm vào những người nhẹ dạ cả tin. Chúng sử dụng “chiêu” này để lừa cho vay nặng lãi hoặc đánh cắp thông tin cá nhân nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Lừa đảo trên không gian mạng ngày càng biến tướng dưới nhiều hình thức khiến cho người dân “bội thực” khi “thật – giả”, “trắng – đen” không thể nào phân biệt được. Gần đây, thủ đoạn lừa đảo mới tinh vi hơn là cố tình chuyển tiền nhầm rồi bắt buộc nạn nhân vay với lãi suất “cắt cổ” dù không có nhu cầu, thủ đoạn này đang nhắm đến những “con mồi” hiền lành, nhẹ dạ cả tin.
Nhiều người bỗng “ôm” một đống nợ chỉ sau một đêm. (Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, các đối tượng lừa đảo thu thập thông tin cá nhân như: tên tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ.... của người dân và cố ý “chuyển nhầm” từ chục triệu có khi lên tới cả trăm triệu đến tài khoản của người bị hại. Mục đích biến nạn nhân trở thành “con nợ tài chính, tín dụng” dù không có nhu cầu. Tiếp đó, kẻ gian đóng vai là nhân viên của công ty tài chính gọi điện cho nạn nhân qua số điện thoại báo vừa chuyển nhầm và yêu cầu chuyển trả (tài khoản nhận tiền lúc này khác với tài khoản đã chuyển nhầm). Sau một thời gian, người chủ tài khoản chuyển nhầm sẽ đòi tiền khách hàng cùng với lãi suất cao ngất ngưỡng. Với những thủ đoạn “đổi trắng thay đen” này, đã khiến không ít “con mồi” đang yên đang lành lại phải gánh trên vai một đống nợ.
Một số tin nhắn mạo danh ngân hàng tấn công người dân. (Ảnh minh hoạ, chụp màn hình)
Kinh tế khó khăn, đang là môi trường lý tưởng cho các vụ lừa đảo liên quan đến cho vay vốn tín dụng từ các ngân hàng... Vì vậy, các đối tượng lừa đảo liên tục lợi dụng sơ hở lập ra trang web giả mạo ngân hàng, có giao diện khá giống với website của ngân hàng. Sau đó, tìm kiếm trên mạng những trường hợp khách hàng chuyển khoản nhầm và trong vai “nhân viên ngân hàng” hỗ trợ khắc phục sự cố chuyển nhầm, nhận nhầm.
Khi “con mồi” cắn câu, nhóm đối tượng lừa đảo sẽ gửi đường link để đăng nhập vào website giả mạo hòng chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản thật của khách hàng. Thực tế, đây là đường link giả mạo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tuyệt đối không vội vã hoàn tiền “chuyển nhầm” vào một số tài khoản khác. (Ảnh minh họa)
Những câu chuyện “dở khóc dở cười” về các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng vẫn cứ “đua nhau” tiếp diễn. Tội phạm mạng thì biến hóa khôn lường, đòi hỏi người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin như mật khẩu truy cập tài khoản, mã OTP, password cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào kể cả họ có tự xưng là người thân, bạn bè, nhân viên ngân hàng hay cơ quan chức năng...
Mặt khác, không vội vã hoàn lại tiền vào một tài khoản khác với tài khoản đã chuyển cho mình hoặc không xác minh rõ số tài khoản ngân hàng, chứng từ chuyển khoản phải chờ ngân hàng giải quyết trước để tránh bị lừa, mất tiền oan hoặc “bỗng dưng” bị vay nặng lãi.
Lan Phú
{name} - {time}
-
08:26 27/03/2025
Một số điểm trên vỉa hè đường Bùi Khắc Nhất bị hư hỏng, xuống cấp
-
09:17 19/03/2025
Bất chấp mức phạt tăng cao, nhiều người vẫn đi xe máy trên vỉa hè
-
02:15 20/10/2023
Cần sớm khắc phục các điểm sạt lở trên Quốc lộ 217 đoạn qua huyện Quan Sơn
Mùa thu... “20 ngàn đồng”
Hoằng Hoá: Cần sớm di chuyển hàng cột điện ở thôn 5, xã Hoằng Thái
Vỉa hè ở khu vực cổng trường Tiểu học Đông Thọ cần sớm được sửa chữa
Rác thải “làm khổ” hành lang quốc lộ
Người dân khốn khổ vì đường xuống cấp
Nhà văn hóa thành nơi tập kết phế liệu
Tiềm ẩn nguy cơ đuối nước của trẻ ở các vùng nông thôn những ngày hè
Cần xử lý triệt để hiện tượng vứt rác bừa bãi tại xã Nga An
Đường tỉnh 525 xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông