(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là địa phương có nhiều di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống. Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các đơn vị đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ Nhân dân.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa là địa phương có nhiều di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống. Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các đơn vị đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ Nhân dân.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mớiBiểu diễn trò múa Xuân Phả luôn hấp dẫn người dân Xuân Trường nói riêng và xứ Thanh nói chung.

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống, di sản văn hóa đã ghi đậm dấu ấn. Tiêu biểu là các loại hình: tuồng, chèo, cải lương, dân ca, dân vũ, hát sắc bùa, khua luống, trống hội cung đình, Ngũ trò Viên Khê, múa trò Xuân Phả... Việc bảo tồn, khôi phục gìn giữ phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã góp phần nâng cao giá trị văn hóa, tinh thần của người dân; diện mạo quê hương ngày càng khởi sắc...

Theo ông Phạm Nguyên Hồng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quá trình thực hiện XDNTM, Thanh Hóa luôn đẩy mạnh công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá, qua đó nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác này. Đồng thời quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức sinh hoạt cộng đồng cho Nhân dân như: sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, tổ chức hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng... Đặc biệt đối với các huyện miền núi chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống: dân ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn... nhằm thu hút đông đảo tầng lớp Nhân dân tham gia sinh hoạt tại các nhà văn hóa thôn, bản...

Điển hình, múa trò Xuân Phả là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, lời ca, các điệu dân vũ và hóa trang nghệ thuật... Hiện nay, việc duy trì trò Xuân Phả chủ yếu là các nghệ nhân tâm huyết của xã Xuân Trường (Thọ Xuân). Vốn là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của xứ Thanh được hình thành từ lâu trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, song việc hát múa 5 trò Xuân Phả: Hoa Lang, Chiêm Thành, Tú Huần, Ai Lao, Ngô Quốc thể hiện được quyền uy, sức mạnh của thể chế phong kiến Việt Nam thời bấy giờ lại không dễ dàng. Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng cho biết: Hiện ở Xuân Trường có khoảng 20 nghệ nhân đóng góp vào việc bảo tồn các điệu múa Xuân Phả. Trong đó, có 1 Nghệ nhân Nhân dân và 15 Nghệ nhân Ưu tú. Người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân là cụ ông Đỗ Đình Tạ đã gần 90 tuổi. Với người dân quê tôi, trò Xuân Phả và lễ hội làng Xuân Phả là bản sắc, là nét độc đáo riêng có. Dù công việc bận rộn nhưng đến ngày hội làng ai cũng phấn khởi tụ họp về nghè Xuân Phả cùng nhau biểu diễn. Ngoài ra, múa trò Xuân Phả đã đi biểu diễn nhiều tỉnh, thành trong cả nước và được đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, để giữ được ngọn lửa tâm huyết của các nghệ nhân và khơi gợi tình yêu và sự đam mê với múa trò Xuân Phả cho các bạn trẻ luôn là trăn trở của chúng tôi.

Thiết nghĩ, giữ được ngọn lửa đã khó, khơi dậy đam mê càng khó hơn. Song, với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc duy trì câu lạc bộ và nếu có chính sách khen thưởng, tôn vinh cho các nghệ nhân chắc chắn việc giữ gìn phát huy giá trị trò Xuân Phả sẽ không chỉ nâng cao đời sống cho các nghệ nhân mà còn góp phần XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở Xuân Trường nói riêng và các làng quê giàu truyền thống văn hóa trong tỉnh nói chung.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]