(vhds.baothanhhoa.vn) - Xã Hà Long (Hà Trung) xứ Thanh khi xưa còn có tên gọi Gia Miêu Ngoại Trang. Khi vua Gia Long lên ngôi, lập ra vương triều nhà Nguyễn thì Gia Miêu được biết đến là đất quý hương, quê hương của “chín chúa, mười ba vua” nhà Nguyễn. Nhắc đến Hà Long, người dân xa gần không chỉ “mường tượng” ra một vùng đất quý hương trù phú, giàu đẹp và đó còn là quê hương của hạt gạo nếp tiến vua ngon nức tiếng.

Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương

Xã Hà Long (Hà Trung) xứ Thanh khi xưa còn có tên gọi Gia Miêu Ngoại Trang. Khi vua Gia Long lên ngôi, lập ra vương triều nhà Nguyễn thì Gia Miêu được biết đến là đất quý hương, quê hương của “chín chúa, mười ba vua” nhà Nguyễn. Nhắc đến Hà Long, người dân xa gần không chỉ “mường tượng” ra một vùng đất quý hương trù phú, giàu đẹp và đó còn là quê hương của hạt gạo nếp tiến vua ngon nức tiếng.

Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hươngDoanh nghiệp Lựu Sướng là một trong hai đơn vị thu mua, phân phối sản phẩm OCOP 3 sao gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang.

Khi những vị thủy tổ đầu tiên đến khai phá vùng Hà Long đã sớm nhận ra sự tốt tươi hiếm có của vùng đất quý. Đến đầu thế kỷ 15, hậu duệ dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu là Nguyễn Công Duẩn đã mang sản nghiệp gây dựng bao đời tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Bình Định Vương Lê Lợi. Khi khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Công Duẩn đã được vua Lê Thái tổ phong Bình Ngô khai quốc công thần. Cứ như vậy, tiếp nối truyền thống, những hậu duệ dòng họ Nguyễn ở đất Gia Miêu dù trong những nghịch cảnh khốn cùng vẫn vươn lên mạnh mẽ, rạng danh con người vùng đất quý. Và người dân Gia Miêu bao đời nay vẫn luôn tự hào giới thiệu - Gia Miêu có nghĩa là lúa tốt.

Với điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng, người xưa trong những vất vả lao động sản xuất đã nhận ra, đồng đất Gia Miêu cực kỳ phù hợp cho việc canh tác giống lúa nếp cái hoa vàng. Lúa nếp cái hoa vàng trồng ở Gia Miêu không chỉ tốt tươi mà còn có hương vị gạo (xôi) khác biệt. Phải chăng vì thế mà trong lịch sử, gạo nếp cái hoa vàng ở Gia Miêu đã từng là sản vật tiến vua nổi tiếng, xa gần biết đến.

Lý giải về sự thơm ngon đặc biệt của hạt gạo nếp cái hoa vàng trồng trên đồng ruộng Gia Miêu, ông Đặng Văn Lại - người nông dân Gia Miêu chia sẻ: “Lúa nếp được trồng ở khắp mọi nơi, tuy nhiên quyết định đến chất lượng của hạt gạo là do đặc trưng thổ nhưỡng và khí hậu. Theo kinh nghiệm người xưa để lại, lúa nếp cái hoa vàng ở Gia Miêu sở dĩ thơm ngon bởi trồng trên “chân” đất thịt nhẹ, ít nước, lại có thời gian sinh trưởng dài (hơn 150 ngày) và chỉ thích hợp trồng vào vụ mùa mới cho chất lượng tốt nhất. Vì thế ở Hà Long, lúa nếp cái hoa vàng mỗi năm chỉ trồng một vụ duy nhất. Người trồng lúa phải “đon” làm sao khi thời tiết se lạnh cây lúa trổ bông là tốt nhất, thời điểm này đã có sương xuống, hạt lúa được hấp thụ sương đêm mùa thu ví như “tinh túy” của đất trời, từ đó chắt chiu tạo nên sự thơm ngon vẹn tròn nức tiếng của hạt gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu. Kinh nghiệm canh tác quý báu đó đã được người xưa đúc rút và đến nay vẫn được duy trì áp dụng”.

Tuy nhiên, “biến cố” đã xảy ra với cây lúa nếp cái hoa vàng trên vùng đất quý hương. Khi những năm 80, 90 (thế kỷ 20) do nhiều nguyên do, trong đó sâu bệnh, mất mùa và cả nhu cầu về lương thực hàng ngày khiến cho giống lúa quý dần mai một, mất đi. Ông Lê Minh Công - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hà Long nhớ lại: “Mong mỏi về việc khôi phục lại giống lúa nếp cái hoa vàng quý trên đồng ruộng Hà Long không chỉ là câu chuyện của phát triển kinh tế nông nghiệp trồng cây gì, nuôi con gì để cho năng suất, hiệu quả; đó còn là trách nhiệm về việc phải khôi phục lại một sản vật quý. Sau nhiều chuyến đi để “tìm lại” giống lúa quý, chúng tôi đã tìm thấy được giống lúa phù hợp. Năm 2009, đánh dấu thời điểm giống lúa nếp cái hoa vàng được trồng lại trên đồng ruộng Hà Long với diện tích 2,8 ha”.

Sau vụ đầu tiên thành công, diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng trên đất Gia Miêu được người dân nhanh chóng mở rộng. Tuy nhiên, khi diện tích trồng lên đến 15 ha thì câu chuyện tiêu thụ gạo nếp cái hoa vàng khiến không chỉ người nông dân mà cả lãnh đạo địa phương khi ấy hết sức... bối rối, lo lắng. Bởi sức tiêu thụ trong địa phương có hạn, nếu sản phẩm làm ra không bán được thì người dân sẽ rất dễ chán nản, bỏ cuộc. Và hành trình “tiếp thị” nông sản gạo nếp cái hoa vàng của lãnh đạo, người dân Hà Long cũng bắt đầu từ đây.

“Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, nếu cứ khư khư tự hào sản phẩm của mình tốt rồi bị động đợi doanh nghiệp tìm đến thu mua thì sớm muộn cũng thất bại. Tại sao chúng ta không mang sản phẩm của mình giới thiệu đến những đối tác, doanh nghiệp tiềm năng. Nghĩ là làm, khi đó xã Hà Long thành lập các đoàn tìm đến các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, nhà hàng, khách sạn... để giới thiệu, thậm chí là tặng để mời dùng thử. Tuy nhiên khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin vào sự đặc biệt của hạt gạo nếp cái hoa vàng trồng trên đồng đất Gia Miêu nên vẫn còn e ngại, chỉ mua với số lượng ít. Song không lâu sau, chất lượng của gạo nếp cái hoa vàng ở Hà Long đã được khẳng định. Sau 14 năm khôi phục, đến nay tổng diện tích canh tác lúa nếp cái hoa vàng ở Hà Long tăng lên 200 ha với tổng sản lượng khoảng 800 tấn/năm. Tính về giá trị, trồng lúa nếp cái hoa vàng cho hiệu quả kinh tế gấp 1,5 lần các giống lúa thông thường” - ông Lê Minh Công, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hà Long, cũng là người gắn bó với quá trình khôi phục, phát triển giống lúa nếp cái hoa vàng trên đồng đất Gia Miêu tự hào cho biết thêm.

Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hươngNgười dân Hà Long kiểm tra mạ giống lúa nếp cái hoa vàng trước khi đưa xuống cấy vụ mùa.

Năm 2020, với nhiều nỗ lực, gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hà Long đã được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Đáng mừng hơn khi hiện nay tất cả lúa nếp cái hoa vàng trồng tại Hà Long sau khi thu hoạch đều được 2 doanh nghiệp lớn là Công ty CP Thương mại Sao Khuê và Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng bao tiêu thu mua ngay tại ruộng với giá ổn định.

Ông Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng cho biết: “Mỗi năm, công ty chúng tôi thu mua được khoảng 150 tấn gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang. Ngoài kênh phân phối truyền thống (chợ, siêu thị) gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang được doanh nghiệp thường xuyên mang đến tham gia các chương trình xúc tiến thương mại cả trong và ngoài tỉnh. Với chất lượng vượt trội, sản phẩm đã chinh phục và làm hài lòng đa số người sử dụng, nhu cầu của thị trường đối với gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang là khá lớn. Đặc biệt, khi sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao thì càng thêm nâng tầm - khẳng định chất lượng cho một sản vật truyền thống của địa phương”.

Sản vật địa phương được xếp hạng OCOP vốn không phải chuyện mới. Tuy nhiên, câu chuyện về hạt gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang có lẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm hơn. Bởi sau những năm tháng mai một, mất đi, nếu chính quyền và người dân địa phương không trăn trở với câu hỏi “chúng ta đã từng tự hào có một sản vật quý dùng để tiến vua, lẽ nào đành chấp nhận đánh mất? Đó không chỉ là việc mất đi một sản vật, mà còn cả niềm tự hào về văn hóa” thì ngày nay, liệu có một sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang hấp dẫn người tiêu dùng - ví như “đại sứ văn hóa” của vùng đất quý. Có lẽ không quá lời khi nói rằng, nhắc đến đất quý hương Gia Miêu - nhớ đến gạo nếp cái hoa vàng và ngược lại. Câu chuyện hạt nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang cũng tiêu biểu cho việc phát triển kinh tế không “bỏ quên” các giá trị văn hóa. Vấn đề là cần những trăn trở, tâm huyết và cả hành động.

Bài và ảnh: Khánh Lộc

Tin liên quan:
  • Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương
    Để sản phẩm OCOP trở thành những “đại sứ văn hóa”

    Chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm, ở đó sản phẩm mang đặc trưng vùng miền không chỉ phát huy lợi thế đem lại hiệu quả kinh tế; mà còn ví như những “đại sứ văn hóa” với những “câu chuyện sản phẩm” chứa đựng nét đẹp lao động, sản xuất và tinh hoa văn hóa trao truyền của những thế hệ không ngừng sáng tạo. Tuy nhiên, làm thế nào để những sản phẩm OCOP thực sự trở thành “đại sứ văn hóa” giàu giá trị lại là câu chuyện còn nhiều trăn trở. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa cuối tuần đã trao đổi với các ông: Bùi Công Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa; Lê Đại Hiệp - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương; Nguyễn Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Hà Long (Hà Trung).

  • Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương
    Những sản phẩm OCOP đậm bản sắc văn hóa

    Sản phẩm OCOP không chỉ là sự khẳng định cho chất lượng, gửi gắm trong đó còn là những câu chuyện sản phẩm chân thực đầy xúc động, chứa đựng tâm huyết của những người sản xuất, nhà sản xuất với khát vọng “vươn tầm” văn hóa quê hương.

  • Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương
    Những món quà ý nghĩa từ sản phẩm OCOP xứ Thanh

    Khu trung tâm mua sắm tổng hợp đặc sản, quà lưu niệm miền Trung tại đường Hồ Xuân Hương, TP Sầm Sơn, luôn có khách ra vào tấp nập. Nơi đây có rất nhiều “Quà xứ Thanh” với những sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao.

  • Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương
    Phát triển sản phẩm OCOP bền vững: Cần sự nỗ lực của các chủ thể

    Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã thực hiện từ năm 2018, bước đầu tạo được chuyển biến trong nhận thức của người dân về tiếp cận mua sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng. Thanh Hóa sau 5 năm thực hiện đến nay đã có 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao…

  • Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương
    Đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị

    Sản phẩm OCOP hội tụ được nhiều tiêu chuẩn kinh doanh của hệ thống siêu thị, nhất là những siêu thị lớn như: BigC, Co.opmart... Tuy nhiên, để các sản phẩm OCOP Thanh Hóa có mặt tại các siêu thị thì vẫn cần một hành trình dài.

  • Phát huy lợi thế địa phương - “vươn tầm” OCOP: Chuyện của hạt gạo nếp tiến vua trên vùng đất quý hương
    Sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng hội tụ tại Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - ...

    Trong khuôn khổ sự kiện tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An, UBND TP Thanh Hóa đã xây dựng không gian giới thiệu, quảng bá những sản phẩm tiêu biểu đến người tiêu dùng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]