Phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Thường Xuân
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đồi, rừng những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Thường Xuân đã đầu tư mô hình nuôi ong mật. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có sản phẩm Mật ong rừng Yên Nhân của HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp Yên Nhân đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện, nghề nuôi ong mật ở Thường Xuân đang phát triển mạnh, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Tận dụng diện tích đồi rừng, nhiều hộ dân ở xã Yên Nhân đã đầu tư nuôi ong lấy mật.
Gia đình anh Vi Văn Vĩnh ở thôn Chiềng, xã Yên Nhân đã làm nghề nuôi ong lấy mật từ lâu, nhưng phải đến khi được sự hỗ trợ của UBND xã, anh mới biết nuôi một cách bài bản, đúng kỹ thuật. Từ chỗ gia đình có vài đàn ong, đến nay đã phát triển lên hơn 50 đàn. Diện tích vườn, đồi của nhà không đủ, anh còn đem đàn ong đi gửi ở vườn, đồi của người quen. Anh cho biết, mùa rộ mật bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7 hằng năm, cao điểm là tháng 4 và 5, người nuôi có thể quay mật từ 2 đến 3 lần trong tháng. Chất lượng mật thời điểm này cũng được đánh giá là tốt và đẹp nhất trong năm.
Kiểm tra chất lượng mật ong trước khi thu hoạch.
Mật ong sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào máy tinh lọc để khử tạp chất, thủy phân, giúp mật ong không bị lên men, không bị biến màu và đậm đặc hơn. Sản phẩm mật ong sau khi được tinh lọc sẽ được HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp Yên Nhân thu mua từ 180.000 đến 200.000 đồng/chai. Ngoài nuôi ong lấy mật, gia đình anh Vĩnh còn bán giống ong, chuyển giao kỹ thuật nuôi cho những người có nhu cầu. Thu nhập ổn định từ nghề nuôi ong nhiều năm qua đã giúp kinh tế gia đình anh khá giả.
Mật ong sau khi thu hoạch được đưa vào máy tinh lọc.
Yên Nhân là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân. Với địa hình đồi núi, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng lớn, có nhiều loài hoa nở quanh năm... là điều kiện thuận lợi để người dân trong xã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Tuy nhiên, thời gian qua nghề nuôi ong ở đây chủ yếu mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ.
Ông Hà Thanh Hắng, Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, cho biết: Đến nay, trên địa bàn xã đã có 30 hộ và 1 HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp Yên Nhân tham gia nuôi ong mật, với gần 700 đàn. Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân ở xã miền núi Yên Nhân đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn giúp thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất, chất lượng mùa màng, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện, mật ong rừng Yên Nhân đã được công nhận là sản OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Sản phẩm mật ong rừng Yên Nhân được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thường Xuân, đến nay trên địa bàn huyện có trên 2.000 bọng ong mật, với gần 1.000 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Dương, Ngọc Phụng, thị trấn Thường Xuân... Sản phẩm mật ong có chất lượng tốt song lại chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân nuôi ong ở Thường Xuân mong muốn sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đầu tư, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật nuôi ong hiệu quả; đồng thời có chính sách quảng bá sản phẩm rộng rãi, tạo dựng thương hiệu mật ong trên thị trường.
Khắc Công
- 2024-11-14 15:32:00
Giá khám chữa bệnh điều chỉnh thế nào khi mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
- 2024-11-14 11:09:00
[REVIEW OCOP] Đậm đà chất biển, tinh tế vị quê hương
- 2024-11-14 07:57:00
Bảo tồn và phát triển trà hoa vàng dược liệu dưới tán rừng Thạch Thành
Bản tin Tài chính 14/11: Vàng thế giới tiếp đà giảm mạnh, trong nước duy trì ổn định
Chị Cảo làm kinh tế giỏi
Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Công bố 9 nhà khoa học tiêu biểu nhận giải thưởng Khuê Văn Các 2024
Cảnh báo tình trạng mạo danh doanh nghiệp lừa đảo thu tiền xuất khẩu lao động
Bản tin Tài chính 13/11: Giá vàng xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng, thị trường chờ đợi 3 dữ liệu quan trọng
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Hoằng Qùy
Quan Sơn triển khai nhiều mô hình sản xuất giảm nghèo bền vững
Mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 “về đích” sớm