(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo Sở NN&PTNT Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 2 có sở kinh doanh, sản xuất giống cây trồng nông nghiệp: Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa; Công ty Giống cây trồng Trung ương cùng hơn 30 đơn vị kinh doanh, sản xuất giống nằm rải rác trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý giống cây trồng nông nghiệp: Cần siết chặt hơn

(VH&ĐS) Theo Sở NN&PTNT Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 2 có sở kinh doanh, sản xuất giống cây trồng nông nghiệp: Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa; Công ty Giống cây trồng Trung ương cùng hơn 30 đơn vị kinh doanh, sản xuất giống nằm rải rác trên địa bàn tỉnh.

Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa, từ lâu luôn là địa chỉ tin cậy của bà con nông dân về giống cây trồng, hàng năm công ty sản xuất trên 1.000 tấn hạt giống lúa thuần, ngoài ra còn nhập thêm 500 - 600 tấn giống lúa lai Trung Quốc. Ông Lê Đăng Khoa - Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: thời gian gần đây bà con nông dân có xu hướng sử dụng giống lúa thuần hơn lúa lai, bởi vì chất lượng giống ngày càng nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn, bảo hành cho đến khi thu hoạch. Trung bình mỗi năm, công ty cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh với số lượng giống lúa lai đạt 420 tấn; lúa thuần 1.600 tấn…

Với nhiệm vụ nghiên cứu các bộ giống, hoàn thiện quy trình công nghệ, chuyển giao các tiến bộ khoa học cho bà con, thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng nông nghiệp đã nghiên cứu, chọn tạo nhiều loại giống cây trồng mới, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Theo đó, vụ xuân năm 2016, Trung tâm đã khảo nghiệm với diện tích 32,8 ha, trong đó cây lúa có 200 giống tham gia; cây ngô khảo nghiệm 67 giống. Hiện trung tâm đã du nhập được 280 dòng lúa lai; triển khai, nghiên cứu và trồng 2,2 ha cây hoa, cây ăn quả, rau màu các loại…

Điều đáng lưu ý là mặc dù các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng của Thanh Hóa đã cung ứng được trên 80% nhu cầu sản xuất trên địa bàn, songphần lớn giống cây trồng hiện nay đều nhập từ các công ty, đơn vị ngoài tỉnh thông qua hệ thống đại lý. Vì vậy để đảm bảo nguồn giống có chất lượng phục vụ bà con nông dân, công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp cần được siết chặt hơn nữa.

Khu nhân giống lúa Lam Sơn 8 rộng 25 ha của Công ty Giống cây trồng Thanh Hóa tại xã Minh Châu, huyện Triệu Sơn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chính - Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết: “Hàng năm thanh tra sở cùng một số đơn vị, ngành chức năng phối hợp thực hiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng giống cây trồng, tập trung chủ yếu ở các đại lý, cơ sở kinh doanh, sản xuất giống. Qua kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 7 tổ chức, cá nhân với số tiền trên 50 triệu đồng, các lỗi vi phạm chủ yếu chưa đạt yêu cầu về chất lượng hạt giống, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa phù hợp…”.

Thực tế, công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn gặp phải không ít khó khăn, phần lớn các cơ sở, kinh doanh đều nhỏ lẻ, manh mún; chủng loại giống cây trồng cung ứng các vụ sản xuất thiếu đa dạng; trong khi đó lực lượng làm công tác quản lý giống cây trồng còn mỏng, kinh phí thực hiện công tác thanh, kiểm tra lấy mẫu, giám sát còn lỏng lẻo, hạn chế.

Thời gian tới, các đơn vị chức năng cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, lấy mẫu trên thị trường để đánh giá thực trạng về chất lượng giống cây trồng nông nghiệp; tổ chức tập huấn điều kiện kinh doanh giống cây trồng và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các đơn vị cung ứng, sản xuất giống cây trồng; thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng giống cây trồng…

Lê Trung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]