(vhds.baothanhhoa.vn) - Nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân là đích đến của Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM. Vì thế, những năm qua, Thanh Hóa luôn chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả cây trồng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân là đích đến của Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM. Vì thế, những năm qua, Thanh Hóa luôn chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả cây trồng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệpVải không hạt được trồng tại xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc).

Đối với trồng trọt, Thanh Hóa đã nghiên cứu, tạo thành công thêm 12 giống lúa, 6 giống mía, du nhập nhiều giống cây ăn quả mới như: vải không hạt, nhãn chín sớm, xoài keo, xoài cát, chanh leo, nho hạt đen, na Thái, ổi không hạt, hồng xiêm… Cùng với đó là các giống hoa, cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao phù hợp điều kiện địa phương. Đồng thời phục tráng các loại cây trồng như: lúa nếp hạt cau, nếp cẩm, bưởi Luận Văn…, nhất là việc bảo tồn, lưu giữ các giống lúa bản địa: nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng. Thanh Hóa còn ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô nhân giống cây trồng sạch bệnh, ứng dụng trồng ngô biến đổi gen với 10.900 ha; xây dựng hoàn chỉnh quy trình và ứng dụng trên 6.900 ha lúa sản xuất thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa. Đặc biệt là việc tiếp nhận, chuyển giao thành công công nghệ sinh học, các mô hình kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo…; ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà màng để sản xuất rau, quả, hoa trên 170 ha, trong đó ứng dụng công nghệ thủy canh với 2.000m2. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ tưới nước, tiết kiệm (tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm) đối với rau an toàn, cây ăn quả và vùng mía thâm canh đạt 2.810 ha.

Trong chăn nuôi, đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới tính cho bò sữa, thụ tinh nhân tạo nâng cao tầm vóc đàn bò thịt, cấy truyền phôi nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh giống tốt; sản xuất tinh trâu nâng cao tầm vóc đàn trâu, đưa các giống vật nuôi mới vào sản xuất. Chú trọng nghiên cứu lai tạo giống lợn mới: lợn đực Móng Cái lai với Maisan - Trung Quốc. Ngoài ra còn tiếp nhận, nhập nội giống bò ngoại năng suất cao, chất lượng vào sản xuất. Bảo tồn phục tráng các giống con nuôi bản địa giá trị kinh tế cao như: bò vàng, vịt Cổ Lũng, ngan sen, phục vụ nhân giống, lai tạo giống mới. Xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, áp dụng hệ thống chuồng kín, nuôi sàn, điều hòa độ ẩm và nhiệt độ, xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh theo hướng an toàn.

Đối với nuôi trồng thủy sản, tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình, hoàn thiện kỹ thuật và mô hình nhân giống năng suất cao, chất lượng tốt với tôm sú, tôm thẻ, cua xanh, phi tiến vua… là giống bản địa quý hiếm, năng suất cao. Đặc biệt ứng dụng các công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 - 5 giai đoạn, giảm chất thải, công nghệ biofloc, công nghệ nuôi tuần hoàn tiết kiệm nước trong nuôi trồng thủy sản với diện tích 150 ha ở các huyện ven biển Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương… Không những thế còn ứng dụng vật liệu mới, đóng hầm bảo quản sản phẩm thủy sản thiết bị dò cá sona, ứng dụng cơ giới hóa trong khai thác, thu lưới, máy thu thả câu, hệ thống đèn led,... Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tời thu lưới thủy lực cao trên tàu lưới vây nhằm tăng hiệu quả đảm bảo an toàn lao động cho các đội tàu khi ra khơi…

Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể. Bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 37,5 triệu đồng (tăng 0,6 triệu đồng so với năm 2020)…

Bài và ảnh: Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]