(vhds.baothanhhoa.vn) - Men theo con đường vắt qua những sườn đồi thấp, đến thôn Ngọc Sơn, xã Lương Sơn (Thường Xuân), không khó để chúng tôi tìm vào địa chỉ của HTX Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn, nơi đang sản xuất giống sachi đem lại giá trị kinh tế cao. Qua nhiều năm bén rễ trên vùng đồi xã Lương Sơn, cây sachi đã khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội và triển vọng “thoát nghèo” cho Nhân dân xã vùng cao. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Men theo con đường vắt qua những sườn đồi thấp, đến thôn Ngọc Sơn, xã Lương Sơn (Thường Xuân), không khó để chúng tôi tìm vào địa chỉ của HTX Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn, nơi đang sản xuất giống sachi đem lại giá trị kinh tế cao. Qua nhiều năm bén rễ trên vùng đồi xã Lương Sơn, cây sachi đã khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội và triển vọng “thoát nghèo” cho Nhân dân xã vùng cao.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Sachi là giống cây hoang dại, xuất xứ từ rừng mưa nhiệt đới Amazon (Nam Mỹ). Không chỉ là cây công nghiệp lâu năm lấy dầu, thực phẩm, sachi còn được mệnh danh là “vua” của các loại hạt, với hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người, nhất là tim mạch, trí não, huyết áp...

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Với người dân xã Lương Sơn, sachi không hoàn toàn là loại cây trồng mới. Năm 2015, thông qua một dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cây sachi đã được đưa về trồng trên các sườn đồi, thay thế cho diện tích trồng mía, sắn hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, việc chăm sóc đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ từng khâu đã trở thành rào cản khiến loại cây trồng này không tiếp tục phát triển tại địa phương.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Ở thời điểm đó, chị Nguyễn Thị Nhiên, sinh năm 1990, đang là sinh viên chuyên ngành Lâm học, Trường Đại học Hồng Đức nắm được rõ những lợi ích mà cây sachi đem lại nên luôn ấp ủ giấc mơ đưa cây sachi trở thành cây trồng chủ lực, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Nhiên trở về công tác tại địa phương, giấc mơ đổi đời từ cây sachi lại càng cháy bỏng. Chị tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông, càng quyết tâm hơn khi nắm được sachi là cây trồng có thể sản xuất được hơn 200 sản phẩm hàng hóa, nếu khai thác tốt có thể mang lại doanh thu vượt trội.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Đưa chúng tôi tới thăm khu đồi sản xuất, chỉ tay về phía những giàn cây sachi xanh rì, chị Nhiên chia sẻ: “Qua tìm hiểu từ mạng internet, sách, báo và những lần đi tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, nhận thấy sachi là loại cây có giá trị kinh tế cao, chỉ đầu tư trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, doanh thu có thể đạt 300-350 triệu đồng/ha, lợi nhuận khoảng 150-170 triệu đồng/ha. Với một xã miền núi nhiều khó khăn như Lương Sơn, mức thu nhập đó tương đối lý tưởng. Do đó, sau nhiều năm tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cây sachi, năm 2019, tôi đã liên kết với Công ty CP Thương mại Phát triển Châu Anh (Hà Nội) khảo sát thực địa và quyết định hợp tác sản xuất cây sachi theo quy mô hàng hóa trên đất Lương Sơn”.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

“Khó nhất trong quá trình bắt tay vào thực hiện ý tưởng có lẽ là khâu gây dựng niềm tin, lòng tin của mọi người. Đối với loại cây mới như sachi, việc chấp nhận đầu tư lớn là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với tính ưu việt và giá trị kinh tế của sachi, tiềm năng còn bỏ ngỏ của thị trường, tôi đã hoạch định ra những bước đi chắc chắn, có tính khả thi, nên gia đình, người dân trong thôn tin tưởng, chung sức, chung vốn thực hiện. Do đó, gia đình tôi đã cùng 4 hộ khác cùng đầu tư phát triển 1 ha cây sachi thương phẩm, kinh phí ban đầu khoảng 170 triệu đồng. Rất may, cây hợp đất, hợp khí hậu miền đồi núi, vườn sachi cứ thế lớn dần, cây nào cũng vươn cành, đâm chồi, lá mạnh mẽ", chị Nhiên cho biết.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Nuôi dưỡng giấc mơ với loại cây trồng mới nên chị Nhiên và những hộ cộng tác không kể mưa nắng, luôn săn sóc, vừa làm, vừa theo dõi, viết nhật ký cho cây, vừa đọc thêm sách báo, tài liệu để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Cây sachi ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Do đó, người trồng phải làm giàn leo, có trụ đỡ bê tông kiên cố, chằng buộc dây thép để cây leo, tạo tán đón được nhiều ánh sáng hơn.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Được chăm sóc đúng kỹ thuật, sau năm đầu tiên, ngọn sachi được tận dụng như một loại rau tiêu thụ tại địa phương; lá và hạt được Công ty CP Thương mại Phát triển Châu Anh thu mua toàn bộ. Doanh thu năm đầu sản xuất đạt 130-140 triệu đồng/ha. Dự kiến từ năm thứ 2 trở đi, doanh thu, lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi, niềm tin của chúng tôi về loại cây trồng mới càng được nhân lên.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Đầu năm 2021, HTX Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn do cô kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Thị Nhiên làm giám đốc đã ra đời, với 7 thành viên tham gia trồng cây sachi. Không dừng lại ở mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chị Nhiên cùng các cộng sự xây dựng dự án liên kết chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, được các cấp, ngành địa phương đánh giá cao. Và lựa chọn sachi là một đối tượng cây trồng mới có triển vọng phát triển mạnh trên đất Lương Sơn.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Ông Lê Hữu Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, cho biết: Hiện nay, UBND xã khuyến khích và tuyên truyền để những hộ dân có điều kiện phát triển cây sachi thương phẩm mở rộng diện tích, thay thế cho những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Nhờ đó, HTX Nông nghiệp dược liệu Lương Sơn đã có 30 hộ tham gia sản xuất, diện tích cây sachi trên toàn xã đạt gần 5 ha. Cùng với đó, để hỗ trợ HTX phát triển, xã sẽ cân đối nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án được hưởng để hỗ trợ HTX đầu tư phát triển sản xuất, định hướng các hộ trồng phát triển theo chuỗi giá trị, bảo đảm hiệu quả kinh tế ổn định, góp phần đưa cây sachi trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.

Hiện thực hóa giấc mơ đưa cây sachi lên đồi dốc

Với các sản phẩm từ cây sachi như: tinh dầu, trà sachi, dầu ăn sachi…, xã đang định hướng để HTX phát triển mạnh hơn theo các quy chuẩn được cơ quan chuyên môn quy định. Từng bước đưa bộ sản phẩm từ cây sachi trở thành sản phẩm OCOP, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và từng bước xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]