(vhds.baothanhhoa.vn) - Trải qua hàng trăm năm phát triển, nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) vẫn luôn có chỗ đứng trên thị trường. Hiện xã có 500 hộ với khoảng 1.200 lao động, từ các em nhỏ khoảng 8, 9 tuổi đến những cụ già 70 đến 80 tuổi đều tham tham gia làm nghề với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Trải qua hàng trăm năm phát triển, nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) vẫn luôn có chỗ đứng trên thị trường. Hiện xã có 500 hộ với khoảng 1.200 lao động, từ các em nhỏ khoảng 8, 9 tuổi đến những cụ già 70 đến 80 tuổi đều tham tham gia làm nghề với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Người dân ở đây không ai biết nghề đan lát có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ nhỏ đến lớn họ đã quen với việc chặt, chẻ, vót nan; rồi thì những ngôn từ như dùi to nứt cạp cong, dùi nhỏ nứt cạp rổ, rá, dùi vừa nứt cạp rổ gòng...

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Để có được sản phẩm như ý, người làm nghề phải vất vả từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến. Công phu nhất là khâu phơi sấy và chẻ mây. Việc phơi sấy và chẻ mây ví như việc chăn tằm. Sấy nhiều khói quá sẽ đỏ; khi phơi gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp, nắng quá thì mất nét tươi

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Chẻ nan cũng cần có tay nghề cao và sự khéo léo, không đễ bị sợi dày, sợi mỏng, sản phẩm sẽ không thành.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Chị Lê Thị Hồng, thôn Bình Tây, chia sẻ: Làm nghề này thực chất không quá vất vả với nhà nông nhưng luôn phải mày mò, nghiên cứu, vừa làm vừa học. Vì không có khuôn nên hoàn toàn chúng tôi phải làm bằng tay, phải tỉ mỉ điều khiển tay, mắt nhịp nhàng mới có thể tạo ra sản phẩm tốt.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Chịu khó tích lũy kinh nghiệm và lòng yêu nghề đã cho người Hoằng Thịnh sự bền bỉ và tinh xảo trong từng cung đoạn sản xuất, để rồi ngày càng có nhiều sản phẩm mây tre đan đẹp, bền và lạ mắt.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Hàng đan lát xã Hoằng Thịnh có mặt khắp các chợ huyện, lên chợ tỉnh, thậm chí còn theo người buôn sang tận Nhật Bản, Thái Lan.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Nghề đan phát triển, người làm nghề cũng lập thành các phường gọi là hội phường tràn. Mỗi làng thường lập 1 - 2 phường trên tinh thần tự nguyện để hỗ trợ nhau làm nghề và bảo vệ quyền lợi.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Giá trị sản xuất từ làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh hàng năm đạt từ 60 đến 70 tỷ đồng. Không giống với các làng nghề khác trong tỉnh luôn lo lắng về đầu ra cho sản phẩm, ở làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh người dân làm nghề chỉ lo làm thế nào để tăng năng suất đáp ứng đủ hàng hóa cho các doanh nghiệp thu mua.

Làng nghề mây tre đan hàng trăm năm tuổi ở Hoằng Thịnh

Một trong những lý do khiến làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh sống khỏe đó là có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương. Từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh và huyện hỗ trợ đã giúp xã Hoằng Thịnh tổ chức tốt việc truyền nghề, dạy nghề cho lao động và quảng bá thương hiệu.

Hà Châu


Hà Châu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]