Nghề cói ở Nga Sơn
Hiện nay ở Nga Sơn có gần 20 doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu cói, thủ công mỹ nghệ, trên 300 hộ gia đình thu mua cói, 15.000 hộ tham gia nghề cói, giải quyết việc làm cho trên 60.000 lao động tại địa phương.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói, huyện Nga Sơn đã khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư vốn để mua mới, cải tạo máy dệt chiếu, nâng cao năng suất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Người dân thu hoạch cói.
Gia đình anh Nghiêm Văn Trường, thôn Hưng Đạo, xã Nga Thủy có truyền thống làm nghề cói.
Ít có nơi nào trên cả nước có thể trồng được loại cói dài, dai và óng mượt như cói ở Nga Sơn.
Gia đình chị Trần Thị Thơm chuyên sản xuất, thu mua các sản phẩm cói, thu nhập bình quân của gia đình từ nghề cói đạt gần 400 triệu đồng/năm
Nhiều hộ gia đình đầu tư mua máy dệt chiếu làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Từ cây cói tốt tươi ngoài đồng cho đến khi trở thành những chiếc chiếu, chiếc thảm, giỏ xách đẹp đẽ phải trải qua nhiều công đoạn vất vả, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt của người trồng cói.
Cây cói được trồng trên địa bàn các xã Nga Thanh, Nga Liên.Nga Tiến, Nga Thủy, Nga Tân…
Cói được xe lõi để đưa vào máy dệt chiếu tự động.
Nghề cói truyền thống tạo việc làm cho hàng nghìn lao động
Chiếu cói Nga Sơn nổi tiếng xa gần, từ xưa đã có câu ca: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”.
Khánh Phương
{name} - {time}
-
2:00 sáng Thứ 6
Hơn 50 sản phẩm được trưng bày tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong hệ thống Liên minh HTX
-
04:41 16/05/2025
Tạo sinh kế từ các mô hình phát triển nông nghiệp ở Cát Tân
-
05:42 08/11/2021
Nâng tầm giá trị cho cây dứa ở xứ Thanh
Xã Quảng Phú tập trung phát triển sản phẩm OCOP
Hiệu quả từ việc trồng ổi lê Đài Loan trên đất Thăng Thọ
Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành
Công dụng của sản phẩm OCOP - Đông trùng hạ thảo
Ngọt ngào vùng bưởi Diễn ở xã Yên Ninh
Sản phẩm OCOP miến gạo Thăng Long
Mô hình trồng nấm linh chi mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Quảng Xương
Cây chè Tán Ma ở xã vùng biên Hiền Kiệt
Làng nghề đỏ lửa