(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù không phải là “thủ phủ” của nghề làm nón, nhưng từ bao đời nay người dân xã Trường Sơn (Nông Cống) đã tận dụng thời gian nông nhàn để làm nón lá vừa nâng cao thu nhập gia đình vừa duy trì nét văn hoá đẹp trong đời sống hằng ngày.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Mặc dù không phải là “thủ phủ” của nghề làm nón, nhưng từ bao đời nay người dân xã Trường Sơn (Nông Cống) đã tận dụng thời gian nông nhàn để làm nón lá vừa nâng cao thu nhập gia đình vừa duy trì nét văn hoá đẹp trong đời sống hằng ngày.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Theo người dân, xã Trường Giang (Nông Cống) mới chính khởi nguồn của nghề làm nón lá. Nhưng những người phụ nữ quê Trường Giang đã lấy chồng đã mang theo và phát triển nghề làm nón trên mảnh đất xã Trường Sơn.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Theo thời gian, nghề được nhân rộng, phát triển, dù là nghề phụ nhưng mang lai thu nhập chính cho hơn 180 hộ dân trên địa bàn xã. Thống kê của UBND xã Trường Sơn cho thấy, nghề làm nón đang hiện hữu tại thôn Thọ Sơn, Yên Minh, tạo việc làm cho khoảng 300 lao động, thu nhập bình quân 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, người làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của đôi tay người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến may hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ. Vành nón được làm bằng thân tre, nứa được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, uốn thành vòng tròn to, nhỏ khác nhau, vành to nhất có đường kính 50cm, những vành tiếp theo có đường kính nhỏ dần, mỗi chiếc nón thường có 16 vành, nhiều người vẫn ví như “16 vành trăng” - tượng trưng cho số tuổi đẹp nhất của người thiếu nữ.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Lá nón được lựa chọn từ lá dừa nước, xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Sau công đoạn lợp lá, đặt hoa văn, khâu may lá vào vành nón là quan trọng nhất, đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng đều, mềm mại theo độ cong của vành nón

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Để tăng sự sinh động, thẩm mỹ, người dân đã đính hoạ tiết, hình hoa văn lên chiếc nón. Đồng thời xâu quai, quang dầu để chiếc nón bóng, đẹp, bền hơn.

Nghề làm nón lá Trường Giang trên đất Trường Sơn

Làng nghề nón lá Trường Sơn được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống năm 2015. Cùng với đó, UBND huyện Nông Cống đã phối hợp với cơ quan chuyên môn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Nón lá Trường Giang cho sản phẩm nón lá truyền trống của 3 làng nghề trên địa bàn huyện, chính là điều kiện để địa phương và người dân phát triển mạnh nghề truyền thống này. Hằng năm, hơn 1,5 triệu sản phẩm nón từ các làng nghề của huyện Nông Cống đã được đưa ra tiêu thụ trên thị trường, mang lại doanh thu hơn 30 tỷ đồng.

Lê Thanh


Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]