Nón lá Tín Bản trên đất Trường Trung
Mặc dù không phải là “thủ phủ” của nghề làm nón lá, nhưng từ nhiều năm qua người dân ở thôn Tín Bản, xã Trường Trung (Nông Cống) vẫn tận dụng thời gian nhàn rỗi để may nón và ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Nghề làm nón lá thôn Tín Bản cũng vừa được UBND tỉnh quyết định công nhận là làng nghề truyền thống.
Nghề nón lá được du nhập về thôn Tín Bản năm 1978. Khi mới hình thành, thợ may chủ yếu là số ít phụ nữ trong làng. Sau này mẹ truyền cho con, bà con trong làng học tập lẫn nhau và phát triển đông dần lên.
Hiện thôn Tín Bản có 166 hộ thì có tới 51 hộ làm nghề may nón là (chiếm 30,7 %) trong đó có trên 100 lao động chuyên và lao động thời vụ làm nghề nón. Vì là nghề thủ công nên tranh thủ thời gian nhàn rỗi, kể cả tối và trưa mọi người vẫn miệt mài đan nón.
Không chỉ phụ nữ, nhiều nam giới cũng gắn bó với nghề làm nón.
Mặc dù là nghề phụ nhưng mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Số lượng sản phẩm năm 2021 đạt 163.084 chiếc nón lá; giá bán bình quân của sản phẩm trên thị trường là 37.000 đồng/chiếc.
Bà Nguyễn Thị Tình (67 tuổi) ở thôn Tín Bản, xã Trường Trung (Nông Cống) cho biết: 27 năm làm dâu ở đây bà đã gắn bó với nghề làm nón và trở thành nguồn thu nhập chính trong gia đình. Từ nghề làm nón đã có thêm điều kiện để nuôi các con ăn học. Hiện nay thu nhập bình quân từ nghề làm nón của vợ chồng đạt 3-4 triệu đồng/tháng.
Nghề làm nón tạo việc làm cho cả người già trẻ nhỏ cũng có thể phụ giúp để tạo thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần ổn định xã hội, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
Nghề làm nón không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, kỳ công và tinh tế của người thợ.
Để có sản phẩm ưng ý, người làm nón phải qua rất nhiều công đoạn. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản.
Từ bàn tay khéo léo của người thợ, những thanh tre được chuốt nhẵn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những vành nón. Vành nón to có đường kính đến 50 cm, cái tiếp theo nhỏ dần, mỗi chiếc nón có 16 vòng khác nhau, vòng nhỏ nhất cũng chỉ bằng đồng xu. Tất cả được xếp lên một khuôn hình chóp.
Khâu nón là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự khéo léo để đường kim phải thẳng, các mũi khâu phải vừa đều tăm tắp lại vừa mềm mại theo độ cong của vành nón.
Để tăng thêm nét sinh động và vẻ đẹp cho từng chiếc nón, người thợ còn gắn các hình ảnh bông hoa, cảnh thiên nhiên vào bên trong nón. Nghề làm nón lá thôn Tín Bản được công nhận làng nghề truyền thống là điều kiện thuận lợi để người dân gắn bó hơn với nghề.
Thu Thủy - Trung Lê
{name} - {time}
- 2023-05-24 10:39:00
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo xứ Thanh
- 2023-05-19 09:31:00
Độc đáo sản phẩm gối ngủ thảo dược HERBAL FARM
- 2021-12-28 21:12:00
Làng nghề mây tre đan Cao Nhuận tất bật vào tết
Nỗ lực hoàn thiện sản phẩm nem chua để tham gia chương trình OCOP
Sản phẩm OCOP đầu tiên của TP Sầm Sơn
Đôn cói trống đồng kết tinh của tinh hoa và nghệ thuật
Bánh nhãn truyền thống Hồi Xuân nhộn nhịp vào tết
“Giỏ trái đất” - sản phẩm OCOP mang thông điệp “sống xanh” cho môi trường
“Yến chưng Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa” khẳng định chất lượng OCOP
[E-Magazine] - Nếp Cay Nọi xuống phố
Miến dong Thuận Tâm nhộn nhịp chuẩn bị đơn hàng vào tết
Làng bánh đa hàng trăm năm tuổi