(vhds.baothanhhoa.vn) - Thạch Thành là huyện miền núi có diện tích tự nhiên rộng, đất đai màu mỡ, những năm gần đây Nhân dân đang tích cực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP.

Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành

Thạch Thành là huyện miền núi có diện tích tự nhiên rộng, đất đai màu mỡ, những năm gần đây Nhân dân đang tích cực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP.

Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành

Ông Trịnh Huy Hùng, chủ trang trại Hùng Hải, thị trấn Vân Du đang xây dựng sản phẩm cam trở thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Hoàng Đông

Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Vân Du, Thạch Thành, ông Trịnh Huy Hùng hiểu được tiềm năng, thế mạnh vùng đất nơi đây. Vùng đất này là một trong sáu vùng trồng cam lớn và được quy hoạch từ thời Pháp thuộc với các đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cam. Vì vậy, ông Hùng đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả trên diện tích 12 ha. Hiện nay vườn cam của gia đình đang vào mùa thu hoạch. Ông Hùng cũng đang phối hợp để xây dựng sản phẩm cam của trang trại Hùng Hải (Công ty TNHH Hùng Hải, thị trấn Vân Du) trở thành sản phẩm OCOP.

Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành

Vùng đất Vân Du với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho các loại cây ăn quả có múi phát triển, trong đó có cây cam.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vân Du Lê Văn Dũng cho biết: Thị trấn Vân Du hiện có hơn 250 ha diện tích trồng cây có múi, trong đó khu nông nghiệp công nghệ cao Vân Du hơn 150 ha. Những năm qua các loại cây có múi, đặc biệt cây cam mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Thị trấn Vân Du đang xây dựng sản phẩm cam trở thành sản phẩm OCOP. Đây là cây trồng địa phương định hướng đầu tiên để xây dựng sản phẩm OCOP trong năm 2021.

Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành

Ông Bùi Anh Kiều, thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm phát triển kinh tế nhờ trồng các loại cây ăn quả, trong đó có cây ổi. HTX Ổi Thành Tâm do anh làm giám đốc đang xây dựng sản phẩm ổi trở thành sản phẩm OCOP. Ảnh Hoàng Đông

Còn tại xã Thành Tâm, đây là một trong những địa phương phát triển các loại cây ăn quả, đem lại thu nhập cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã. Đến thăm gia đình anh Bùi Anh Kiều, thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm, chúng tôi choáng ngợp trước vườn ổi, mít, bưởi, thanh long xanh mướt.

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm với tâm nguyện “phải làm giàu ngay trên chính mảnh đất của quê hương mình”, ông Bùi Anh Kiều đã biến vùng đất cằn trồng cây hiệu quả thấp sang cây ăn quả có giá trị. Cơ duyên đưa ông gắn bó với mô hình cây ăn quả là trong một lần tình cờ xem ti vi có chương trình giới thiệu về mô hình trồng ổi lê, nhận thấy đất vùng đồi của mình có thể phù hợp với cây trồng này, năm 2015 ông đã quyết định trồng thử và “duyên” của ông chủ trồng ổi lê Đài Loan bắt đầu.

Nhờ khí hậu, thổ hưỡng và được chăm sóc đúng kỹ thuật, ổi được trồng trên vùng đất đồi, đủ nắng, đủ gió nên chất lượng luôn được bảo đảm. Những người đã từng thưởng thức ổi gia đình ông trồng đều nhận xét cùi dày, có vị ngọt đậm và giòn. Năm 2020, xã Thành Tâm đã thành lập HTX ổi Thành Tâm với 10 hộ tham gia, ông Bùi Anh Kiều là Giám đốc HTX. Hiện nay ổi của gia đình ông Kiều nói riêng và HTX nói chung được chứng nhận VietGap, đang hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP cho ổi Thành Tâm.

Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành

Nhờ khí hậu, thổ hưỡng và được chăm sóc đúng kỹ thuật, ổi được trồng trên vùng đất đồi đủ nắng, đủ gió nên chất lượng luôn được bảo đảm.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo ra sự lan tỏa trong phong trào thi đua sản xuất của các địa phương, chủ thể sản xuất đặc biệt ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Đây chính là nguồn động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, trong phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình đã bước đầu tạo ra phong trào khởi nghiệp tại các địa phương, đã có một số HTX, doanh nghiệp được thành lập và tham gia, điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Chương trình OCOP là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Thạch Thành

Mật ong Hưởng Hoa của HTX Hưởng Hoa đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Ảnh: Vi An

Đến hết năm 2020, huyện Thạch Thành đã có 2 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và UBND tỉnh quyết định công nhận đạt 3 sao. Trong năm 2021, huyện tiếp tục trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đánh giá trình UBND tỉnh công nhận mới và thăng hạng cho 6 sản phẩm OCOP. Năm 2021, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện đã tổ chức đánh giá phân hạng và trình Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng cho 6 sản phẩm gồm: Sản phẩm Miến dong Thành Minh của HTX Miến dong Thành Minh; Sản phẩm Xịt rửa tay khô kháng khuẩn tinh dầu ANTIVI của Công ty TNHH sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng; Sản phẩm Xịt phòng tinh dầu sả chanh Nguyên Hồng của Công ty TNHH sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng; Sản phẩm Tinh dầu sả chanh Nguyên Hồng của Công ty TNHH sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng (đề nghị nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao); Sản phẩm cam sạch Vân Du Hùng Hải của Công ty TNHH Hùng Hải Thạch Thành (thị trấn Vân Du); Sản phẩm ổi Lê Thành Tâm của HTX ổi xã Thành Tâm.

Tổng nguồn vốn huy động xây dựng để thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2021 của huyện Thạch Thành là 2.790 triệu đồng. Thông qua việc tham gia vào chương trình OCOP, các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đã có bước tiến về chất lượng sản phẩm, đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác hiện đại, sang trọng. Nhiều sản phẩm đã được quan tâm và ký kết hợp đồng tiêu thụ tại các siêu thị, nhà phân phối lớn. Chương trình được triển khai cũng khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, chủ thể đầu tư vào nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]