(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 7/9, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hóa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Bệnh viện Phụ sản về hoạt động khám chữa bệnh (KCB) từ năm 2015 đến nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giám sát hoạt động khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Ngày 7/9, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hóa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Bệnh viện Phụ sản về hoạt động khám chữa bệnh (KCB) từ năm 2015 đến nay.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi giám sát.

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa có quy mô 500 giường bệnh kế hoạch, thực kê 819 giường, gồm 26 phòng, khoa chức năng, 648 cán bộ công nhân viên chức, lao động, trong đó có 62 người đạt trình độ sau đại học. Từ năm 2015 đến nay, bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh theo hướng minh bạch, hiệu quả. Trung bình mỗi năm, bệnh viện KCB cho khoảng 100.000 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh từ 126% đến 142%. Tuy nhiên, công tác KCB của Bệnh viện vẫn còn những hạn chế, khó khăn, như cơ sở vật chất xuống cấp, nguồn nhân lực ít về số lượng, thiếu về chủng loại nên áp lực công việc rất lớn...

Tại buổi giám sát, đại diện lãnh đạo bệnh viện đã giải trình, làm rõ một số vấn đề mà các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội quan tâm, như: Vấn đề xử lý rác thải; công tác thanh tra, kiểm tra; các giải pháp cụ thể nhằm cải tạo, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác thu, chi tiến tới tự chủ; xây dựng nguồn nhân lực...

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Văn Phát đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã đạt được trong công tác KCB giai đoạn 2015-2017.

Đồng chí yêu cầu bệnh viện cần đánh giá chính xác, khách quan hơn về kết quả, cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác KCB; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực của bệnh viện trong những năm qua, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh về thu hút nhân lực, thu hút đầu tư, cơ chế tự chủ…, từ đó xây dựng phương án, giải pháp cụ thể và đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp, có tính khả thi để xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển.

Cùng với đó, bệnh viện cần quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ viện chức, lao động, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật mới trong khám và điều trị; xây dựng lộ trình, kế hoạch đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu KCB của nhân dân; nâng cao chất lượng quản trị, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại, thay đổi căn bản phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao của người dân.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]