(vhds.baothanhhoa.vn) - Được xác định là nhóm đối tượng trọng tâm cần sớm đạt tỷ lệ 100% tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia mới đạt 95,8%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT: Cần thêm ý thức về trách nhiệm và lợi ích

Được xác định là nhóm đối tượng trọng tâm cần sớm đạt tỷ lệ 100% tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia mới đạt 95,8%.

Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT chưa cao

Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hóa, huyện Quảng Xương vẫn còn gần 4.000 HSSV chưa tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 11,39%. Mặc dù vào đầu năm học mới các nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động, rà soát các đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT hoặc đã có thẻ BHYT do ngân sách Nhà nước chi trả, nhưng tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tại địa phương này vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Ông Đàm Khắc Dương - Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Đức, huyện Quảng Xương chia sẻ: Có trường hợp HS tham gia BHYT tại gia đình, nhưng cũng có trường hợp đăng ký tham gia BHYT tại gia đình nhưng thực tế lại không tham gia. Do đó, nhà trường cũng không nắm bắt được các em có thực sự tham gia BHYT hay không.

Còn bà Đỗ Thị Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Định, huyện Quảng Xương cho biết: Đúng theo quy định thì BHYT là bắt buộc với HS. Tuy nhiên, nhà trường không có chế tài gì xử phạt khi HS cố tình không tham gia BHYT mà chỉ có thể tuyên truyền về quy định, quyền lợi khi tham gia BHYT cho phụ huynh và học sinh.

Với tâm lý chủ quan về sức khỏe, nhiều SV chưa nhận thức được việc tham gia BHYT là cần thiết cho chính mình và cộng đồng. Trong khi đó, hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội chi gần 1.000 tỷ đồng kinh phí cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu dành cho nhóm HSSV. Quỹ BHYT chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo; điều trị thuốc chống ung thư, phẫu thuật tim mạch với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng...

Hoạt động khám, chữa bệnh ban đầu.

Tại Trạm Y tế Trường Đại học Hồng Đức, trung bình mỗi tháng khám, điều trị bệnh BHYT cho khoảng 300 lượt SV. Tuy nhiên, toàn trường vẫn còn 310 SV chưa tham gia BHYT. Nguyên nhân được chỉ ra do có những SV đào tạo theo hệ thống tín chỉ hoặc tự chủ động đăng ký các học phần để học nên không nắm bắt hết thông tin tham gia BHYT tại nhà trường.

Tiến sĩ Hoàng Nam - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cho biết: Xác định BHYT là bắt buộc nên nhà trường có nhiều giải pháp để tăng cường thực hiện BHYT đối với SV. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến đối với các khoa, nhà trường còn tổ chức các hội nghị, hội thảo để nắm bắt số lượng SV chưa tham gia BHYT và từ đó có những hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Đối với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức công tác khám sức khoẻ đầu vào đối với HSSV nhập học theo kế hoạch tiếp sinh của nhà trường và khám sức khỏe định kì cho HSSV hệ chính quy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Làm thế nào để nâng tỷ lệ HSSV tham gia BHYT?

Để tiến tới mục tiêu bao phủ 100% đối tượng HSSV tham gia BHYT, các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các phụ huynh và HSSV về ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi tham gia BHYT. Tiến hành lồng ghép trong các hoạt độnggiáo dục các cấp về các nội dung liên quan tới BHYT. Bảo hiểm xã hội cũng cần đặt mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh, của các nhóm đối tượng tham gia BHYT khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó có HSSV. Tại nhà trường, các cơ quan quản lý Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, trong đó xác định cụ thể các điều kiện khả thi, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện... để nguồn kinh phí được trích từ quỹ BHYT bảo đảm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các em.

Để cán đích mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2019 - 2020, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT, các học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm tích cực triển khai công tác BHYT HS; đưa kết quả thực hiện BHYT HSSV vào tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua của các sở GD&ĐT; phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác BHYT HSSV tại các nhà trường; có hình thức xử lý kịp thời đối với các trường hợp không tuân thủ quy định về BHYT; tham mưu UBND các cấp về mức hỗ trợ BHYT đối với HSSV từ ngân sách của địa phương trên cơ sở mức hỗ trợ tối thiểu theo quy định hiện hành, chú trọng các vùng khó khăn...

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]