(vhds.baothanhhoa.vn) - 27/27 huyện, thị xã, thành phố; 594/635 xã, phường, thị trấn ở Thanh Hóa đã tham gia hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Qua đó, đã góp phần tạo sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành một đợt cao điểm trong quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ những kết quả cụ thể đã đạt được, việc nhân rộng những cách làm hay, đồng bộ, quyết liệt trong lĩnh vực này đang là điều cần thiết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả từ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

27/27 huyện, thị xã, thành phố; 594/635 xã, phường, thị trấn ở Thanh Hóa đã tham gia hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Qua đó, đã góp phần tạo sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành một đợt cao điểm trong quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ những kết quả cụ thể đã đạt được, việc nhân rộng những cách làm hay, đồng bộ, quyết liệt trong lĩnh vực này đang là điều cần thiết.

Với hơn 27.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, Thanh Hóa cần tăng cường công tác quản lý chất lượng ATTP.

Trong Tháng hành động vì ATTP, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 667 đoàn kiểm tra, trong đó có 3 đoàn liên ngành cấp tỉnh, 32 đoàn cấp huyện, 632 đoàn cấp xã và tiến hành đi kiểm tra trực tiếp tại 8.624 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra phát hiện 604 cơ sở vi phạm các điều kiện về ATTP. So với Tháng hành động năm 2018, con số này giảm 1/3 lần. Cơ quan chức năng đã tiến hành phạt cảnh cáo 1 cơ sở, phạt tiền 154 cơ sở với số tiền phạt 337.400.000 đồng, nhắc nhở 449 cơ sở. Xét nghiệm nhanh 980 mẫu thực phẩm, có 950 mẫu đạt tiêu chuẩn. Các sản phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng đã bị bắt buộc tiêu hủy.

Theo Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP, các nội dung vi phạm chủ yếu đó là: Điều kiện vệ sinh cơ sở; điều kiện trang thiết bị dụng cụ không đạt yêu cầu; bảo quản thực phẩm, thực hành ATTP không đúng quy định; kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ; không kiểm thực 3 bước; lưu mẫu thức ăn không đúng quy định. Trên thực tế, trình độ nhận thức hiểu biết các quy định về ATTP của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, cùng với việc thành lập các đoàn đi kiểm tra, công tác truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức và hiểu biết cho nhân dân về lĩnh vực này cũng được các cấp, các ngành chú trọng. Ngoài việc đăng tải các tin, bài, phóng sự trên báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng, 4.500 áo phông tuyên truyền đã được cấp phát cho các thành viên của 92 mô hình Chi hội Phụ nữ tự quản về VSATTP; nhiều buổi nói chuyện, hội thảo, tập huấn được tổ chức với hàng chục nghìn người tham dự...

Tháng hành động vì ATTP năm 2019 được đánh giá đã huy động được toàn hệ thống chính trị tham gia hưởng ứng, tạo điểm nhấn trong năm về công tác đảm bảo ATTP. Việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thực hiện đúng theo tinh thần của Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; hạn chế được sự chồng chéo, trùng lặp. Tháng hành động vì ATTP cũng là dịp để đội ngũ cán bộ quản lý về ATTP ở cấp huyện, cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song Tháng hành động vì ATTP còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, theo Ban chỉ đạo về Quản lý vệ sinh ATTP tỉnh, một trong những khó khăn, hạn chế có thể chỉ rõ đó là công tác tuyên truyền ở một số địa phương chưa được xem là việc làm thường xuyên, công tác kiểm tra ở tuyến xã chưa quyết liệt, thường không áp dụng các biện pháp xử lý triệt để mà chỉ dừng ở việc nhắc nhở. Đặc biệt, việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hạn chế được sự chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, góp phần tạo môi trường tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chính quy định không kiểm tra quá 1 lần/năm lại gây khó khăn cho việc kiểm soát ATTP. Đây chính là khe hở, có thể bị doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm "qua mặt" cơ quan chức năng. Trong khi đó, ở Thanh Hóa có đến 7.756 cơ sở sản xuất, 13.379 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 6.419 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Với số lượng lớn các cơ sở cần quản lý, việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra là việc làm cần thiết. Song hơn cả, vẫn cần sự nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP từ phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]