(vhds.baothanhhoa.vn) - Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, huyện Quảng Xương đã và đang có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ KH-KT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quảng Xương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, huyện Quảng Xương đã và đang có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ KH-KT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Tập trung tích tụ ruộng đất

Tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp sản xuất quy mô lớn đang trở thành một đòi hỏi cấp bách và tất yếu trong việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp để xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, Huyện ủy, UBND huyện Quảng Xương đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 18/4/2018 và Đề án 37 ngày 1/10/2018 về khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để hợp tác sản xuất hàng hóa quy mô lớn đáp ứng yêu cầu mới giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2025. Mục tiêu của nghị quyết là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đảm bảo an toàn có chỉ dẫn địa lý, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Năm 2018 đã có 22/29 xã trên địa bàn huyện tích tụ, tập trung ruộng đất vào sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích 488,6 ha. Ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đến nay, huyện Quảng Xương đã xây dựng được 12 chuỗi sản xuất nông nghiệp ATVSTP. Trong đó, có 3 mô hình chuỗi cung ứng rau, quả an toàn. Tiêu biểu như hợp tác xã rau an toàn xã Quảng Lưu được trồng trong nhà lưới rộng 1ha, với tổng kinh phí đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Do sử dụng hệ thống phun tưới tự động tạo độ ẩm, nên các loại rau màu ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, có thể sản xuất các loại rau gối vụ liên tục, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện HTX đang liên kết cung cấp rau cho các trường mầm non, bếp ăn tập thể, siêu thị trên địa bàn huyện và một số địa phương lân cận.

Còn tại xã Quảng Hợp, sau hơn 2 năm triển khai mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, đến nay xã đã có 13 ha thâm canh các cây rau màu có giá trị kinh tế cao như dưa bao tử, dưa kim hoàng hậu... Thu nhập bình quân mỗi sào 500m2 đạt 70 triệu đồng/vụ, tương đương mỗi ha cho thu nhập 1,4 tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng các loại rau màu thông thường bằng phương pháp truyền thống như trước đây.

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Từng là cán bộ công tác tại Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, năm 2004 anh Trần Văn Tân đã bỏ công việc ổn định để ra ngoài làm ăn và thành công trong lĩnh vực kinh doanh, lắp đặt các loại cửa nhựa, nhôm, phụ kiện lõi thép. Cơ duyên sau một lần được tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong nước cùng Hiệp hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa và hiểu ý nghĩa, giá trị của làm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), năm 2017 anh bắt tay vào làm NNCNC.

Rau thủy canh tại Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong cách mới.

Được chính quyền, địa phương trên địa bàn huyện Quảng Xương tạo điều kiện, anh chuyển đổi 7,5 ha đất nông nghiệp của bà con nhân dân thôn Dục Tú, xã Quảng Tân để làm NNCNC mang tên Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong cách mới (Queenfarm) với tất cả sự tâm huyết. Ban đầu anh Tân xây dựng 1 ha nhà lưới để trồng dưa Taki với thiết bị lắp đặt được nhập từ Nhật Bản và được các chuyên gia Nhật Bản tư vấn, giám sát thi công, cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật. Hệ thống tưới được lập trình tự động hóa và sẽ cung cấp lượng thức ăn theo từng chu kỳ phát triển của cây trồng, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, mỗi năm dưa Taki trồng trong nhà lưới được 4 vụ với tổng sản lượng đạt 260 tấn/ha. Sản xuất dưa lưới Taki F1 để đạt tiêu chuẩn xuất ra thị trường còn phải tuân thủ chặt chẽ quy trình hơn cả làm theo hướng VietGap và anh Tân phấn đấu xây dựng thương hiệu GlobalGAP để xuất đi các thị trường Dubai, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Từ thành công ban đầu, anh Tân xây lắp thêm 1 khu nhà lưới diện tích 1ha để trồng rau thủy canh, như: su hào, bắp cải tím, xà lách tím, rau dền đỏ, cải chíp, cải bẹ, cà rốt... Theo tính toán, mỗi năm trang trại của anh có thể trồng 15 - 17 vụ rau; chi phí 1 ha nhà lưới mất khoảng 25 tỷ đồng cùng với 300 triệu tiền hạt giống/năm sẽ thu về 350 tấn rau. Nếu chỉ tính giá bình quân 20 triệu đồng/tấn thì từ rau thủy canh, mỗi năm cũng thu về trên 4 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng trang trại, nhìn khu nhà lưới với đủ các loại rau thủy canh như cải chíp, cải canh, xà lách mơn mởn... Anh Trần Văn Tân - Chủ tịch HĐQT, Kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong cách mới (Queenfarm), chia sẻ: Làm nông nghiệp công nghệ cao phải tuân thủ quy trình. Yếu tố quan trọng trong trồng rau thủy canh là nguồn nước và công thức pha chế hỗn hợp dinh dưỡng. Nguồn nước để sử dụng là nước máy sạch, sau đó được hòa dinh dưỡng theo công thức phù hợp rồi tự động dẫn tới các máng trồng. Toàn bộ quy trình sản xuất, thông số dinh dưỡng được các nhân viên kỹ thuật kiểm tra thường xuyên bằng các dụng cụ chuyên dùng, thực hiện điều chỉnh để bảo đảm điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây trồng.

Từ thành công ban đầu của mô hình NNCNC của ông chủ trang trại Queenfarm cùng việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích hiệu quả, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, Quảng Xương đã xây dựng nhiều chuỗi liên kết và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đây cũng là một trong những địa phương đi đầu xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]