(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm (ATTP) được đẩy mạnh, huy động được các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng chung tay tham gia, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sân khấu hóa nội dung tuyên truyền, góp phần đảm bảo ATTP

Trong những năm qua, công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm (ATTP) được đẩy mạnh, huy động được các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng chung tay tham gia, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt.

Với số lượng hội viên phụ nữ đông đảo, chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh, lại đóng vai trò “giữ lửa” trong mỗi gia đình, những năm qua, Hội LHPN tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều chương trình cụ thể nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác VSATTP đến năm 2020, như tổ chức Hội thi “Phụ nữ Thanh Hóa với vệ sinh an toàn thực phẩm” (năm 2017), “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” (năm 2018 - 2019). Đây được xem là một trong những cách tuyên truyền hiệu quả nhất các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của chị em phụ nữ trong vấn đề ATVSTP.

Là một trong những ý tưởng đạt giải đặc biệt cuộc thi ý tưởng truyền thông về ATTP, do Hội LHPN Việt Nam phát động, "Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” của tập thể Hội LHPN Thanh Hóa đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Trong năm 2018, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công 3 "Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” tại chợ thị xã Bỉm Sơn, chợ đầu mối rau quả Đông Hương (TP Thanh Hóa), chợ phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn). Tiếp đó, năm 2019 hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (từ ngày 15/4 - 15/5), Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Công thương tổ chức điểm “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ: thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa), trị trấn Quảng Xương (Quảng Xương), Cột Đỏ (TP Sầm Sơn), Đông Thành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) và chợ Còng (Tĩnh Gia). Thông qua truyền thông bằng phóng sự, kịch tương tác sinh động, hấp dẫn, các phiên chợ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của chị em hội viên phụ nữ, tiểu thương về VSATTP, từng bước tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, tiêu dùng thực phẩm sạch tại địa phương.

Tại chợ Đông Thành, phiên chợ truyền thông thu hút hàng trăm cán bộ, hội viên, phụ nữ, nữ tiểu thương tham gia. Với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, tại buổi truyền thông, đông đảo tiểu thương, người dân được xem tiểu phẩm “Nói không với thực phẩm bẩn” do hội viên thể hiện sáng tạo, sinh động, hấp dẫn; phóng sự phản ánh tình trạng thực phẩm bẩn và giải pháp quyết liệt phòng chống của một số địa phương, ngành; giao lưu, trả lời câu hỏi, hiểu biết về VSATTP,...

Tiểu thương Nguyễn Thị Mai tại chợ Đông Thành cho biết: “Sau khi dự phiên chợ truyền thông, vừa xem diễn tiểu phẩm, vừa nghe tuyên truyền về ATTP thông qua những tình huống cụ thể, tôi thấy không những dễ hiểu, dễ nhớ mà còn nhớ rất lâu, không bị nhàm chán. Tôi rất mong hình thức tuyên truyền này được tổ chức thường xuyên”.

Việc tổ chức “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ trung tâm của TP Thanh Hóa, Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia... đã thu hút gần 5.000 tiểu thương, hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn tham gia. Với hình thức kịch tương tác đã rất thành công trong việc chuyển tải các thông điệp truyền thông một cách sinh động, hẫp dẫn; đặc biệt, quá trình truyền thông có sự tham gia của khán giả vào việc giải quyết tình huống đặt ra đã mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động tuyên truyền kiến thức về ATTP.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều kênh để tuyên truyền về ATTP nhưng không phải hình thức nào cũng thực sự hiệu quả. Tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa có ưu điểm là sinh động, dễ hiểu, bởi tiểu phẩm tình huống được xây dựng trên cơ sở những câu chuyện xảy ra thường ngày. Văn bản luật vốn dĩ khô khan, khó nhớ đã được truyền tải bằng những câu chuyện có thực nên bà con dễ hiểu và hiểu sâu vấn đề hơn.

Năm 2019, nằm trong chuỗi các hoạt động thực hiện chủ đề năm 2019 “an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN tỉnh tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ nói riêng và nhân dân nói chung về VSATTP. Trong khuôn khổ các hoạt động Ngày phụ nữ Sáng tạo - Khởi nghiệp năm 2019, với chủ đề “Phụ nữ và Tương lai của nền kinh tế xanh”, Hội LHPN tỉnh tổ chức buổi truyền thông “Nói không với thực phẩm không an toàn”, đưa tiết mục sân khấu hóa vào nội dung tuyên truyền. Có thể nói, nỗ lực của các cấp Hội phụ nữ Thanh Hóa thực hiện ATTP thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Qua đó, khẳng định vai trò, trách nhiệm của hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong việc tham gia tuyên truyền về công tác đảm bảo VSATTP, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm”; thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020...

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]