(vhds.baothanhhoa.vn) - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, cùng với nỗi lo khan hàng, tăng giá, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người dân quan tâm. Trong đó, vấn nạn thực phẩm kém chất lượng ở các chợ cóc, chợ tạm, chợ truyền thống... được quan tâm đặc biệt. Để giảm bớt sự lo lắng cho người tiêu dùng, mới đây hàng loạt các sở, ban, ngành đã vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý, đảm bảo nguồn cung hàng hóa an toàn nhất cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực phẩm an toàn “lên ngôi” những ngày cận tết

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, cùng với nỗi lo khan hàng, tăng giá, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người dân quan tâm. Trong đó, vấn nạn thực phẩm kém chất lượng ở các chợ cóc, chợ tạm, chợ truyền thống... được quan tâm đặc biệt. Để giảm bớt sự lo lắng cho người tiêu dùng, mới đây hàng loạt các sở, ban, ngành đã vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý, đảm bảo nguồn cung hàng hóa an toàn nhất cho người dân.

Nhu cầu “săn” thực phẩm sạch tăng mạnh

Vấn đề thực phẩm sạch, an toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan trên thị trường khiến nhiều gia đình lo lắng. Chính điều này đã tạo nên cơn sốt “săn” thực phẩm sạch trong dịp Tết cổ truyền. Theo chia sẻ của nhiều chủ kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn TP Thanh Hóa những ngày cận Tết đơn đặt thịt lợn và gà “sạch” của giới công chức, văn phòng đang “bùng nổ”.

Bên cạnh đó, các loại rau sạch được dán nhãn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng tốt hơn. Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số địa phương trong tỉnh thì: Tính đến thời điểm này, tình hình thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, mặc dù thực phẩm sạch đang chiếm lĩnh thị trường nhưng giá cả một số loại nguyên liệu không có nhiều biến động do nguồn hàng hóa phục vụ tết được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất tập trung, các đơn vị phân phối chủ động chuẩn bị, cung cấp tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Tại huyện Hậu Lộc, để đảm bảo tới mức tốt nhất cho người dân được sử dụng thực phẩm sạch, bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được huyện chú trọng hàng đầu và kiểm tra định kỳ hàng tháng, không phải đợi đến dịp tết mới quan tâm. UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT để kiểm tra định kỳ các hộ sản xuất, chăn nuôi. Đặc biệt, “tai mắt” giám sát chính là người dân, các nông dân sản xuất. Nếu phát hiện có trường hợp sử dụng thuốc, UBND huyện lập tổ kiểm tra lấy mẫu ngay. Đồng thời, lực lượng chuyên môn của huyện cũng giám sát các cơ sở chế biến, sản xuất và siết chặt quản lý các lò giết mổ thủ công trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước khi ra thị trường.

Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra, bắt giữ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi tại nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống trên địa bàn Tp. Thanh Hóa, các đơn vị bán lẻ đang kinh doanh hàng nghìn mặt hàng thiết yếu phục vụ bữa ăn hàng ngày của người dân như gạo, đường, bột ngọt, đồ hộp, bánh kẹo, thực phẩm chế biến... đạt chứng nhận ISO, HACCP, GMP. Đặc biệt, có hàng trăm mặt hàng rau, củ, quả, thịt gà và trứng gà đạt tiêu chuẩn Vietgap đang được kinh doanh từ nhiều năm nay và đang được tiếp tục đẩy mạnh trong dịp Tết năm nay.

Siết chặt công tác quản lý

Tết là thời điểm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao. Đây cũng là cơ hội để mặt hàng không đảm bảo chất lượng trà trộn trên thị trường. Do vậy, để đảm bảo đến mức tối đa nguồn thực phẩm sạch cho người dân, chi cục ATVSTP tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các thực phẩm phổ biến trong dịp Tết; thường xuyên kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu chủ cơ sở phải tuân thủ những quy định như nhãn mác rõ ràng, kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm...

Bên cạnh đó, chi cục ATVSTP cũng nhấn mạnh tới nội dung công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về ATTP và thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái với quy định của pháp luật, đồng thời để người tiêu dùng biết, lựa chọn mua tại các cơ sở an toàn, có kiểm định, không sử dụng các sản phẩm vi phạm.

Ngoài ra, Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh cũng yêu cầu các Đội Quản lý thị trường ở từng địa phương nắm chắc diễn biến thị trường, điều tra cơ bản và thường xuyên tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở chuyên kinh doanh rượu, các cơ sở dịch vụ ăn uống có kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng... Đồng thời tăng cường phối hợp kiểm tra, tái kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu đã bị xử lý vi phạm để ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng rượu không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

Đặc biệt, để bảo đảm cung ứng hàng hóa an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Sở Công thương cũng đang tích cực phối hợp với Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Thanh Hóa và các sở, ngành xây dựng, triển khai công tác phục vụ Tết của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa, niêm yết giá, các quy định về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ găm hàng tăng giá trái pháp luật, việc thực hiện các quy định về khuyến mại, tổ chức hội chợ trong dịp tết...

Có thể thấy, việc tích cực vào cuộc của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm, đảm bảo thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng là một trong những động thái tích cực, hiệu quả, tạo niềm tin cho người dân trong việc mua bán hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Yến Vy


Yến Vy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]