(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng các bệnh viện cũng đã ý thức được việc tự chủ tài chính là xu thế tất yếu, theo đó các bệnh viện thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thu hút bệnh nhân để có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự chủ tài chính bệnh viện công, ‘cởi trói’ để phát triển (Kỳ cuối): Các bệnh viện có trụ vững trên đôi chân của mình?

(VH&ĐS) Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng các bệnh viện cũng đã ý thức được việc tự chủ tài chính là xu thế tất yếu, theo đó các bệnh viện thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thu hút bệnh nhân để có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Theo Nghị định 16 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì các đơn vị sự nghiệp y tế được chia làm 4 nhóm: Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Đến nay, Thanh Hóa không có đơn vị y tế công lập có thể tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Nhóm đơn vị do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (thuộc khối khám, chữa bệnh) chỉ có Bệnh viện Tâm thần là đơn vị đặc thù. Căn cứ vào tình hình thực tiễn tại các bệnh viện, dự thảo đề án “Thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập thuộc Thanh Hóa” với mục tiêu đạt 50% bệnh viện công tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên, đơn vị còn lại thực hiện tự chủ một phần về chi thường xuyên.

Theo đó, giải pháp đã và đang được các bệnh viện thực hiện đó là liên doanh, liên kết giữa bệnh viện và nhà đầu tư xây dựng khu, phòng khám chữa bệnh chất lượng cao nằm trong khuôn viên bệnh viện. Mới đây, UBND tỉnh đã chấp nhận chủ trương đầu tư xây dựng Khu dịch vụ y tế chất lượng cao tại BVĐK Thanh Hóa, quy mô 425 giường bệnh, với tổng mức đầu tư 793 tỷ. Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư xã hội hóa với chủ đầu tư là liên doanh BVĐK Thanh Hóa và Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam. Trước đó, bệnh viện cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động Khoa Quốc tế với tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn huy động khác. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã đồng ý chủ trương xây dựng Khu dịch vụ chất lượng cao Bệnh viện Phụ sản tỉnh, quy mô 300 giường bệnh, với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân, là một trong những yếu tố thu hút bệnh nhân.

Việc các bệnh viện tuyến tỉnh hướng đến tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên không phải là việc khó, bởi đây đều là những bệnh viện đầu ngành của tỉnh, đã và đang được đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, đội ngũ y, bác sỹ chất lượng cao, thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu, dễ thu hút bệnh nhân. Khó khăn chủ yếu đến từ các bệnh viện tuyến huyện, nhất là các bệnh viện ở miền núi.

Tuy nhiên, việc thu hút bệnh nhân không nhất nhất cứ phải có cơ sở vật chất khang trang hay máy móc hiện đại. Như trạm y tế xã Hoằng Thành, Hoằng Hóa tuy chỉ với quy mô là trạm y tế nhưng mỗi ngày trạm khám và điều trị cho khoảng 50 lượt bệnh nhân, trong đó 15% là điều trị nội trú, mỗi tháng có khoảng chục ca sinh nở tại trạm. Bác sỹ Lê Đình Quê - Trạm trưởng cho biết: “Tôi luôn dặn dò y dược sỹ của trạm rằng người dân đến trạm khi họ bị ốm đau, bệnh tật có thể họ sẽ cáu gắt, dễ nổi nóng vì đau đớn nhưng y dược sỹ của trạm luôn đối xử với họ bằng tinh thần, thái độ tận tụy, chăm sóc chu đáo, nhiệt tình để họ cảm thấy được thoải mái, vui vẻ. Đồng thời, trong hoạt động chuyên môn tôi luôn khích lệ tinh thần sáng tạo của y dược sỹ, cố gắng tạo môi trường tốt để họ phấn đấu, thể hiện trí tuệ, trách nhiệm của người thầy thuốc”.

Thực tế, vẫn còn những bệnh viện có cách hành xử chưa tốt khi thực hiện khám, chữa bệnh, thái độ ban ơn, hách dịch với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, cộng thêm những thiếu thốn về vật chất, nghèo nàn về kỹ thuật dễ khiến cho người dân chán nản, không mặn mà. Việc thu hút bệnh nhân không khó bởi khi ốm đau người bệnh luôn muốn tìm đến cơ sở y tế gần nhất, thuận tiện đi lại. Vì vậy, các bệnh viện thay vì trông chờ “ngoại lực” thìhãy tự thân vận động, sử dụng “nội lực” bằng cách khích lệ, động viên đội ngũ y, bác sỹ đơn vị tự nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi tinh thần, thái độ phục vụ, xem bệnh nhân là “khách hàng đặc biệt”, có như vậy thì bệnh viện mới tự chủ được tài chính.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]