(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chuẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virut và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virut kiểm soát được số lượng virut ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền sang người khác), Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn không ít thách thức. Phóng viên Báo VH&ĐS đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trường Sơn (ảnh) - Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa về vấn đề này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xét nghiệm HIV sớm, hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2020

Thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chuẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virut và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virut kiểm soát được số lượng virut ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền sang người khác), Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn không ít thách thức. Phóng viên Báo VH&ĐS đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trường Sơn (ảnh) - Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa về vấn đề này.

PV: Xin ông cho biết kết quả đạt được của tỉnh trong thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90?

Ông Lê Trường Sơn: Thanh Hóa là tỉnh có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, có 11 huyện miền núi trong tổng số 27 huyện, thị, thành phố; 588/637 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm vẫn diễn biến phức tạp. Vấn đề kì thị những người nhiễm HIV/AIDS còn phổ biến nên việc tiếp cận người nhiễm HIV, người có nguy cơ cao khó, kết quả xét nghiệm người nhiễm HIV còn thấp. Theo đó nguồn lực dành cho hoạt động truyền thông còn hạn chế, công tác tuyên truyền, triển khai mục tiêu 90 - 90 - 90 chưa sâu rộng, chưa có sự vào cuộc thực sự của các cấp chính quyền, đoàn thể... Tuy vậy bằng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, huyện, thị, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống HIV/AIDS nên đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện. Thể hiện số người được tư vấn xét nghiệm cũng như số ca được xét nghiệm ngày càng nhiều hơn. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cố định được duy trì tại trung tâm y tế các huyện. Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng phát hiện 6 ca nhiễm mới, đưa vào điều trị được 7 khách hàng. Công tác chuyển gửi và tiếp nhận người nhiễm HIV sau khi được phát hiện được chuyển gửi điều trị ARV. Đã hỗ trợ 15/22 cơ sở tư vấn xét nghiệm tại 15 trung tâm y tế và 295 xã phường thị trấn về trang thiết bị xét nghiệm, đào tạo cho 310 cán bộ các tuyến về kĩ thuật xét nghiệm HIV. Đồng thời mở rộng thêm một số phòng xét nghiệm khẳng định HIV ở các huyện. Ngoài ra còn đa dạng hóa xét nghiệm dưới nhiều hình thức, nhất là xét nghiệm lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa có nhiều người có nguy cơ cao nhiễm HIV...

PV: Chương trình điều trị Methadone đang thực hiện có hiệu quả như thế nào ở Thanh Hóa?

Ông Lê Trường Sơn: Hiện chương trình này đang thực hiện ở 21 huyện, thị, thành phố, có 23 cơ sở điều trị, 14 cơ sở cấp thuốc Methadone đang cung cấp dịch vụ cho 2.786 bệnh nhân. Quý II năm 2017 đưa thêm 2 cơ sở điều trị Methadone vào hoạt động. Trong hoạt động nâng cao năng lực đã mở nhiều lớp tập huấn cho 4.195 cán bộ y tế, các ban, ngành đoàn thể và cộng tác viên, đồng đẳng viên, các nhóm tự lực tại các huyện và xã trong công tác phòng, chống HIV, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về chuyên đề này với hàng ngàn người tham dự.

PV: Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia năm 2017, với vai trò là cơ quan thường trực ban chỉ đạo của ngành, ông có giải pháp gì để thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90?

Ông Lê Trường Sơn: Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS đã phát động mục tiêu 90 - 90 - 90 ở cấp độ toàn cầu tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Đây là mục tiêu khó nếu không cố gắng thì sẽ rất khó thực hiện. Vì vậy Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2017 tập trung vào chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2020”. Để thực hiện chủ đề này cần tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động, xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, cấp phát thuốc Methadone, ARV tại các trạm y tế xã, vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số..., nhất là đẩy mạnh công tác truyền thông, xã hội hóa nguồn lực trong phòng, chống HIV/AIDS...

PV: Xin cảm ơn ông!

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]