(vhds.baothanhhoa.vn) - Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Quan Hóa, trong những năm qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng xã Phú Nghiêm từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

“Sức sống mới” ở Phú Nghiêm

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Quan Hóa, trong những năm qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng xã Phú Nghiêm từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

“Sức sống mới” ở Phú NghiêmNhà văn hóa bản Poọng Ka Me được xây dựng khang trang.

Thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa; kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Quan Hóa, xã Xuân Phú được sáp nhập vào xã Phú Nghiêm thành xã Phú Nghiêm. Sau khi sáp nhập xã có 6 bản và đang bắt tay XDNTM nâng cao (trước khi sáp nhập hai xã đã đạt chuẩn NTM).

Sau khi sáp nhập, đảng bộ, chính quyền và Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống do địa bàn quá rộng, giao thông đi lại vất vả, dân cư sống rải rác… Công tác tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân là cả “bài toán khó”. Tuy vậy, vượt qua nhiều bất cập, đến nay Phú Nghiêm cơ bản ổn định, từ đó tiếp tục đẩy mạnh XDNTM nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con.

“Sức sống mới” ở Phú NghiêmMột giờ học ngoại khóa của cô và trò Trường Mầm non Phú Nghiêm.

Ông Hà Văn Miên, trưởng bản Vinh Quang chia sẻ: Xác định tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với lòng hồ Vinh Quang, trong những năm qua, người dân trong bản đã mạnh dạn cải tạo các điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất, nhà cửa, khuôn viên xung quanh để phát triển du lịch theo hướng Homestay, vừa đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách vừa giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Việc phát triển mô hình du lịch này, không chỉ giúp các hộ gia đình có nguồn thu nhập cao, mà còn tạo việc làm cho nhiều người trong bản, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương. Hiện bản có 42 hộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm.

Cây luồng từ nhiều năm qua đã và đang trở thành cây trồng mũi nhọn và được xem là cây “xóa nghèo” của 100% hộ dân người Thái trong bản Poọng Ka Me. Dọc theo con đường lớn dẫn vào trung tâm bản là bạt ngàn những đồi luồng xanh mướt đang phát triển cao vút, đều tăm tắp. Ông Phạm Bá Đương, bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Poọng Ka Me cho biết, cây luồng như một vị cứu tinh đúng nghĩa của bà con, dễ trồng, không tốn công chăm sóc, trồng một lần, thu nhiều năm. Tính về kinh tế, một hộ làm nông nghiệp mà trong vòng một năm, ngoài các nguồn thu từ các loại cây, con, chỉ cần bỏ chút ít công sức là có thêm thu nhập cả chục triệu đồng từ luồng. Nếu luồng được giá, các thương lái, doanh nghiệp cho xe đến thu mua tại chân đồi của mình cũng được 750 nghìn đồng/tấn, thậm chí nếu người dân vận chuyển nhập tại xưởng thì giá có thể lên tới 1,1 đến 1,4 triệu đồng/tấn.

“Sức sống mới” ở Phú NghiêmTrang trại tổng hợp của ông Hà Văn Thái, bản Đồng Tâm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Cũng như nhiều hộ dân khác, trước đây chủ yếu dựa vào trồng ngô, lúa truyền thống kém hiệu quả, thu nhập thấp, đời sống rất khó khăn, ông Hà Văn Thái (bản Đồng Tâm) luôn trăn trở nghĩ cách để thoát nghèo. Năm 2003, ông mạnh dạn thuê đất của người dân, vay vốn đầu tư cải tạo đất đai, đào ao, nuôi cá, đến nay trang trại tổng hợp gần 3.000m2 của gia đình ông đã có đầy đủ các loại cây ăn quả: mít, bưởi, nhãn, xoài lai… Trừ chi phí, trung bình mỗi tháng thu nhập của gia đình đạt gần 15 triệu đồng.

Ông Phạm Bá Trọng, Chủ tịch UBND xã Phú Nghiêm, cho biết: Sau khi sáp nhập, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bắt tay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, xã tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy lãnh đạo, quản lý thực hiện chương trình từ xã đến thôn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức về XDNTM. Nhiều cán bộ, đảng viên cơ sở còn phát huy tốt tính tiền phong gương mẫu đi đầu trong việc triển khai thực hiện. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc. Hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện, nước sạch được đầu tư xây dựng khang trang, đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 5 - 7%, phấn đấu đến năm 2025 xã về đích NTM nâng cao.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]