(vhds.baothanhhoa.vn) - “Có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”. Thiếu giáo viên phải tìm giải pháp để khắc phục. Trước mắt, vẫn phải bảo đảm chất lượng dạy và học, quyền lợi cho giáo viên...

Thiếu giáo viên và câu chuyện gỡ khó: Trước mắt và lâu dài

“Có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”. Thiếu giáo viên phải tìm giải pháp để khắc phục. Trước mắt, vẫn phải bảo đảm chất lượng dạy và học, quyền lợi cho giáo viên...

Thiếu giáo viên và câu chuyện gỡ khó: Trước mắt và lâu dàiGiờ dạy Ngữ văn của cô giáo Hà Thị Huệ tại lớp 8A, Trường THCS Phạm Văn Hinh (Vĩnh Lộc).

1.Khó tuyển dụng hết chỉ tiêu biên chế tỉnh giao. Đây được xem là bài toán khó đối với nhiều địa phương khi cung không thể đáp ứng cầu. Tuyển dụng nhưng lại không có người dự tuyển hoặc nếu có cũng rất ít. Vậy nên, giáo viên đã thiếu, càng thiếu hơn.

Thông tin từ Phòng Nội vụ Hậu Lộc, huyện được giao chỉ tiêu tuyển dụng 35 giáo viên văn hóa bậc tiểu học nhưng chỉ có 24 hồ sơ đăng ký và trúng tuyển 15. Huyện Yên Định đưa ra 12 chỉ tiêu nhưng thu được 5 hồ sơ đăng ký, kết quả chỉ có 3 giáo viên trúng tuyển. Còn tại huyện Nga Sơn, ông Nghiêm Xuân Hà, Trưởng Phòng Nội vụ cho biết: “Giáo viên bậc tiểu học không có người để tuyển. So với chỉ tiêu biên chế tỉnh giao, hiện huyện còn thiếu 55 chỉ tiêu nhưng sẽ rất khó hy vọng tuyển dụng hết”.

Nỗi lo thiếu giáo viên, nỗi lo nguồn tuyển. Câu chuyện thiếu giáo viên vì thế không thể giải quyết một sớm, một chiều.

Trở lại với câu chuyện thiếu giáo viên ở Thanh Hóa. Thiếu hơn 10.000 giáo viên ở các cấp học, đây là một con số lớn. Con số này đã đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước. Nguyên nhân có nhiều. Và trong đó, có một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là trước đây, Thanh Hóa không thực hiện tuyển dụng giáo viên để bổ sung cho số giáo viên nghỉ hưu. Đồng thời, hàng năm vẫn phải cắt giảm biên chế theo Nghị quyết 19/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương. Hơn nữa, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi nhiều giáo viên có trình độ về các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học. Trước đây, các môn này chưa có.

Cần thiết phải tuyển dụng hết chỉ tiêu biên chế được giao. “Nếu các địa phương tuyển hết chỉ tiêu đã được giao cùng với việc thực hiện bổ sung giáo viên cho giai đoạn 2022-2026 theo quyết định của Bộ Chính trị thì cơ bản sẽ giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên”. Đó là chia sẻ của ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Nhưng thực tế, như đã đề cập, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang gặp khó trong tuyển dụng khi nguồn tuyển hạn chế. Rõ ràng, đây là một thách thức không nhỏ. Khó nguồn tuyển là một trong những nguyên nhân khiến việc thiếu giáo viên còn kéo dài...Vì vậy, việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên cần bảo đảm đủ số lượng và đạt chất lượng, đồng thời quan tâm chế độ phụ cấp cho giáo viên để bảo đảm sự ổn định, lâu dài...

2. Còn trước mắt, việc thực hiện dồn lớp, tăng tiết, điều động dạy liên trường... được xem là những giải pháp tình thế khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Thiếu giáo viên và câu chuyện gỡ khó: Trước mắt và lâu dàiHội KH xã Định Tăng và BGH trường THCS Định Tăng trao thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi các cấp.

Nhưng trước mắt cũng cần phải quan tâm, hỗ trợ động viên đối với đội ngũ giáo viên dạy tăng tiết, liên trường. Theo quy định, chế độ trả lương làm thêm giờ của giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8-3-2013. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, giáo viên dạy thừa tiết vẫn chưa được hưởng chế độ này. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có một cơ chế thống nhất chung trong tỉnh trong việc hỗ trợ kinh phí đối với giáo viên dạy tăng tiết, liên trường. Còn theo chia sẻ của một lãnh đạo địa phương, ở huyện ông, giáo viên dạy tăng tiết mới được trả tiền làm thêm giờ theo quy định. Riêng đối với giáo viên điều đi dạy liên trường thì không có kinh phí hỗ trợ do huyện không có ngân sách. Ngược lại, tại huyện Thọ Xuân, cách đây 9 năm, huyện này đã thực hiện hỗ trợ xăng xe đối với giáo viên dạy liên trường, với 350 nghìn đồng/người/tháng.

Nhìn nhận một thực tế, vì thiếu giáo viên nên phải thực hiện dạy tăng tiết, liên trường... Nhưng khi giáo viên đã chia khó, vượt khó, nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm chất lượng dạy và học thì cũng rất cần một sự sẻ chia. Theo đó, chế độ trả lương làm thêm giờ của giáo viên cần nghiêm túc thực hiện theo quy định.

Bài và ảnh: Việt Hoàng

Tin liên quan:
  • Thiếu giáo viên và câu chuyện gỡ khó: Trước mắt và lâu dài
    Thiếu giáo viên và câu chuyện gỡ khó: Chia khó

    Nhiều năm nay, ngành giáo dục Thanh Hóa phải đối diện với bài toán thiếu giáo viên. Năm học 2023-2024 này cũng không ngoại lệ, ở tất cả các cấp học, giáo viên vẫn thiếu trầm trọng. Khắc phục khó khăn, các địa phương đã và đang nỗ lực bằng nhiều giải pháp, bảo đảm chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, đằng sau đó, vẫn còn nhiều cái khó đặt ra...



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]