(vhds.baothanhhoa.vn) - Với nguồn thu “siêu lợi nhuận” từ việc khai thác cát trái phép thời gian qua, sự kém cỏi trong chỉ đạo, điều hành quản lý của một số địa phương tại huyện Thiệu Hóa đã tạo điều kiện cho tình trạng “cát tặc” lộng hành. Hệ quả, hàng trăm héc ta đất cơ bản, đất ngân sách của bà con nhân dân “không cánh mà bay”. Dân bức xúc, tập trung kiến nghị, yêu cầu Phó Chủ tịch UBND huyện - Nguyễn Văn Tám đối thoại trực tiếp, đòi Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô “nếu không làm được thì nên rút!” đang là câu chuyện những ngày qua tại huyện Thiệu Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thiệu Hóa: Bất lực khi ‘cát tặc’ lộng hành?

Với nguồn thu “siêu lợi nhuận” từ việc khai thác cát trái phép thời gian qua, sự kém cỏi trong chỉ đạo, điều hành quản lý của một số địa phương tại huyện Thiệu Hóa đã tạo điều kiện cho tình trạng “cát tặc” lộng hành. Hệ quả, hàng trăm héc ta đất cơ bản, đất ngân sách của bà con nhân dân “không cánh mà bay”. Dân bức xúc, tập trung kiến nghị, yêu cầu Phó Chủ tịch UBND huyện - Nguyễn Văn Tám đối thoại trực tiếp, đòi Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô “nếu không làm được thì nên rút!” đang là câu chuyện những ngày qua tại huyện Thiệu Hóa.

Dựng lều, tuần tra, đóng tàu đi bắt “cát tặc”

Vấn nạn khai thác cát trái phép đã không còn là câu chuyện ngày một, ngày hai mà kéo dài suốt nhiều năm qua trên địa bàn nhiều xã Thiệu Nguyên, Thiệu Đô... huyện Thiệu Hóa. Vì sao đến nay tình trạng trên vẫn chưa thể giải quyết triệt để, đang là câu hỏi với các cấp chính quyền huyện này?! Một vị cán bộ địa chính xã thở dài: “Mất nhiều quá các chú à! Để có con số thống kê đầy đủ, chính xác thì phải chờ hết buổi tổng hợp lại mới có, nhưng để ước lượng thì con số cũng lên đến vài chục héc ta”.

Gần đây nhất, tối 8/4, 4 tàu công suất lớn lại rầm rộ kéo vào sát mép bờ các thôn để chọc vòi moi móc tài nguyên trái phép. Khi bà con nhận được tin báo thì đồng loạt kéo ra sử dụng mọi phương cách khua chiêng, gõ trống, ném gạch đá... xua đuổi tàu thuyền. Tình trạng “chiến đấu” với cát tặc bảo vệ bờ bãi thực tế đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, họp thôn xóm, làng xã vấn đề chống “cát tặc” luôn là tâm điểm, thế nhưng “hứa” cũng nhiều mà kết quả vẫn chưa thể dẹp bỏ tình trạng trên.

Hàng chục héc ta đất cơ bản của người dân Thiệu Đô bị sạt lở do nạn khai thác cát trái phép.

Ông Hoàng Bình Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô tỏ vẻ ngao ngán, bất lực: Dọc tuyến sông Chu qua địa bàn các thôn 6,7,8,9,10 là những vị trí có trữ lượng cát lớn, cát đẹp, cộng với giá trị siêu lợi nhuận từ khai thác cát trái phép, nhiều tàu thuyền (của doanh nghiệp, hộ gia đình riêng lẻ) bất chấp quy định của pháp luật tiến vào sát bờ bãi để hút cát trái phép.

“Thủ đoạn của các đối tượng hoạt động hút cát trái phép rất tinh vi. Lợi dụng lực lượng công an xã mỏng, chúng thuê cả đội ngũ “tai mắt” xã hội đen theo dõi, cảnh báo khi có lực lượng kiểm tra. Để đối phó, chính quyền xã đã thường xuyên phối hợp với lực lượng công an huyện tuần tra, kiểm soát. Thậm chí, UBND xã đã trích ra cả trăm triệu đồng để mua tàu, đóng mới tàu nhỏ chở lực lượng vây bắt “cát tặc”, ông Thủy cho biết thêm.

“Chủ tịch không làm được thì nên... rút!”

Sau nhiều kiến nghị phản ánh tình trạng “cát tặc” lộng hành nhưng không có chuyển biến. Sáng 9/4, hàng trăm hộ dân đã kéo đến Nhà văn hóa thôn 7 yêu cầu đối thoại với lãnh đạo huyện, xã. Trong buổi đối thoại, nhiều ý kiến đã được bà con đưa ra, từ những con số diện tích đất bị mất, diện tích hoa màu bị cuốn trôi cho đến trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý.

Nhiều người dân cho rằng, thời gian qua sự phối hợp trong xử lý vấn nạn khai thác cát của đơn vị chức năng vẫn chưa thực sự quyết liệt, có nhiều dấu hiệu mập mờ trong xử lý... dẫn đến tình trạng “cát tặc” vẫn tiếp tục tồn tại, lộng hành. Nhiều ý kiến tỏ ra gay gắt quy trách nhiệm rõ ràng. Cụ thể, trong ý kiến của ông Hoàng Viết Hòa (74 tuổi, thôn 8) kiến nghị về trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã trước nhân dân “có làm được hay không? Nếu không làm được thì nên rút!”...

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 5411 chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi làm vật liệu xây dựng nêu rõ trách nhiệm: Để xảy ra hoạt động khai thác, tập kết cát trái phép trên địa bàn huyện, thị, thành phố (gọi chung là cấp huyện), trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch UBND huyện.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]