(vhds.baothanhhoa.vn) - Cây đào, mận ở huyện vùng biên giới Mường Lát được đánh giá ngon, ngọt hơn so với những vùng miền khác, nhưng vì sao loại cây trồng này vẫn chưa phát triển thành những mô hình lớn?

Để cây đào, cây mận ở Mường Lát mở hướng thoát nghèo cho đồng bào

Cây đào, mận ở huyện vùng biên giới Mường Lát được đánh giá ngon, ngọt hơn so với những vùng miền khác, nhưng vì sao loại cây trồng này vẫn chưa phát triển thành những mô hình lớn?

Để cây đào, cây mận ở Mường Lát mở hướng thoát nghèo cho đồng bào

Thời điểm nay đang là chính vụ của đào, mận ở Mường Lát.

Theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong phát triển nông - lâm nghiệp, các hộ dân người Mông ở xã Nhi Sơn, Pù Nhi… huyện Mường Lát nói riêng đã chuyển đổi phần lớn diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả lâu năm như đào, mận… có giá trị kinh tế cao.

Điển hình gia đình bà Thao Thị Dính (bản Pù Toong, xã Pù Nhi) có diện tích trồng mận lớn nhất, nhì xã cho biết: “Cùng với phát triển chăn nuôi, cây mận đang là cây chủ lực góp phần giúp kinh tế gia đình khá hơn. Nhờ hợp khí hậu, thổ nhưỡng mà giống đào, mận cho ra quả to, ngọt, mỗi gốc có thể cho thu nhập từ 200 đến 400 nghìn đồng”.

Tuy nhiên, địa lý cách trở, đầu ra còn hạn chế dẫn đến có những thời điểm mận, đào chín rộ, gia đình không kịp bán, hoặc thương lái thu mua chậm dẫn đến chất lượng bị ảnh hưởng khiến hộ gia đình bà Dính và nhiều hộ dân khác dù muốn mở rộng diện tích nhưng chưa thể thực hiện.

Để cây đào, cây mận ở Mường Lát mở hướng thoát nghèo cho đồng bào

Với đặc thù khi hậu, thỗ nhưỡng, mận, đào vùng biên giới Mường Lát được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Ông Chá Văn Dia, Bí thư chi bộ bản Pù Toong, xã Pù Nhi cho biết: Trước đây đồng bào Mông đa phần chỉ biết đến cây ngô, cây sắn. Đào, cây mận chỉ là những cây trồng trong vườn nhà, tết thì ra hoa rồi kết trái. Dù ngon, ngọt nhưng chỉ đểu biếu nhau hoặc làm quà gửi người miền xuôi lên.

Kể từ khi hai loại cây trồng này cho thu nhập, nhiều hộ dân đã học tập, chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng đào, mận. Cây đào, mận đang từng bước trở thành loại cây trồng chủ lực, đem lại kinh tế cao cho bà con đồng bào Mông.

Ông Trần Văn Thắng, Trường phòng Nông nghiệp huyện Mường Lát cho biết: Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đã cho loại cây trồng này ngon, ngọt hơn so với nhiều nơi khác. Để có chất lượng, nhiều hộ đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào việc lai tạo, cắt ghép để nâng cao hiệu quả cây trồng, trong đó có giống đào lai mận.

Tuy nhiên, với hơn 100 ha trồng đào, mận hiện có nằm rải rác ở nhiều xã nên chưa tập trung thành mô hình lớn.

“Phát triển loại cây trồng này là một chuyện, để bà con có thu nhập từ nó lại là một chuyện khác. Đó là việc tìm đầu ra cho loại nông sản này. Hiện tại chưa có một đơn vị nào nhận bao tiêu sản phẩm, trong khi đặc thù loại cây trồng này là chín nhanh, đồng loạt, thời gian bảo quản ngắn”, Ông Thắng nói.

Những đặc thù trên, khiến đào, mận dù được ưa dùng nhưng vẫn chưa thể phát triển thành mô hình chuyên canh ở Mường Lát.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]