(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca còn có tác dụng chắn gió, tạo bóng mát, cải thiện môi trường sinh thái, giữ nguồn nước ngầm. Vì vậy, bà con nông dân một số huyện trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích loại cây này.

"Sinh khí" mới từ cây mắc ca

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca còn có tác dụng chắn gió, tạo bóng mát, cải thiện môi trường sinh thái, giữ nguồn nước ngầm. Vì vậy, bà con nông dân một số huyện trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích loại cây này.

“Sinh khí” mới từ cây mắc ca

Nhiều diện tích trồng cây mắc ca của gia đình ông Phạm Văn Hồ ở thôn 2, xã Thành Vân (Thạch Thành) đã và đang cho thu hoạch.

Ông Phạm Văn Hồ ở thôn 2, xã Thành Vân được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở huyện Thạch Thành. Từ năm 2012 gia đình ông nhận khoán 1 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất để tiến hành trồng rừng và các loại cây có giá trị.

Năm 2006, ông Hồ đưa cây mắc ca vào trồng khảo nghiệm xen cây nông nghiệp. Đến nay, gia đình ông trồng được 7 ha cây mắc ca, trong đó có 3ha đang cho thu hoạch với năng suất đạt 4 tấn/ha. Qua một thời gian trồng, chăm sóc, theo dõi, ông Hồ khẳng định: Cây mắc ca dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí ít, nếu trồng trên đất bằng phẳng thì cây phát triển rất tốt, ít gặp sâu bệnh.

Mắc ca là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch hơn 60 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Trong 3 đến 4 năm đầu khi mắc ca chưa khép tán, có thể xen canh các loại cây như cà phê, hoa màu, dược liệu ngắn ngày để tăng thu nhập cho người dân.

Cách đây gần chục năm, 4 ha đất đồi của gia đình anh Đỗ Trọng Học, ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân) chủ yếu là trồng mía. Trong lúc đang trăn trở tìm cây trồng mới để chuyển đổi nhằm tăng thu nhập, anh tình cờ xem truyền hình giới thiệu về cây mắc ca và tìm hiểu kỹ hơn về cây trồng này. Nhờ đó, anh biết được tại huyện Thạch Thành đã có những hộ trồng mắc ca. Đến tận nơi học hỏi kinh nghiệm, năm 2013 anh Học trồng thử 250 cây mắc ca trên diện tích 1 ha. Đến nay đã có 3,5 ha mắc ca, trong đó 1 ha đã cho thu hoạch năm thứ 3.

Hiện nay, trên địa bàn Như Xuân một số hộ cũng đã lựa chọn mắc ca để thay thế những cây trồng kém hiệu quả.

“Sinh khí” mới từ cây mắc ca

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca còn có tác dụng chắn gió, tạo bóng mát, cải thiện môi trường sinh thái nên được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào trồng.

Cây mắc ca bắt đầu được du nhập vào Thanh Hóa từ đầu năm 2010, chủ yếu được trồng tại huyện Thạch Thành. Đến nay, cây mắc ca đã phát triển thêm ở một số huyện với tổng diện tích khoảng 250 ha.

Theo tính toán, tiền giống và phân bón đầu tư 1 ha mắc ca từ khi trồng đến khi cho thu hoạch khoảng 150 triệu đồng. Đến năm thứ 5 cây bắt đầu cho thu bói. Những năm đầu, năng suất chỉ vài chục kg đến hơn 1 tấn/1 ha, nhưng từ năm thứ 9 thứ 10 trở đi, cây sẽ cho thu hoạch ổn định 3-4 tấn/1 ha.

Tại huyện Thạch Thành, những diện tích trồng mắc ca đã cho thu hoạch nhiều năm đều có lợi nhuận 200-300 triệu đồng/1ha/năm. Hiện quả mắc ca tại Thanh Hóa được doanh nghiệp thu mua để chế biến xuất khẩu hoặc các hộ tự sấy, đóng gói và bán trên thị trường. Do diện tích ít nên nguồn cung chưa đủ cầu. Để hỗ trợ nông dân khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển cây mắc ca, thời gian qua, Hiệp Hội mắc ca Thanh Hóa đã phối hợp với Hiệp hội mắc ca Việt Nam tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đồng thời hỗ trợ tiếp cận vốn đầu tư.

Hiệp hội mắc ca Thanh Hóa đặt mục tiêu, đến năm 2030, Thanh Hóa có từ 2.000 ha mắc ca trở lên. Tuy nhiên, để cây trồng này phát huy được hiệu quả, các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Rà soát quỹ đất, xác định vùng trồng mắc ca phù hợp, quản lý sử dụng giống, tổ chức sản xuất, có chính sách hỗ trợ về hạ tầng, tín dụng, đồng thời tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp, người dân. Đây cũng những giải pháp cơ bản để phát triển bền vững cây trồng này.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]