(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây huyện Quảng Xương đã có nhiều giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững. Nhờ vậy, hiệu quả và diện mạo ngành nông nghiệp của huyện ngày càng khởi sắc, thu nhập của nông dân từng bước được nâng lên.

Ứng dụng công nghệ cao: Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Xương

Những năm gần đây huyện Quảng Xương đã có nhiều giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững. Nhờ vậy, hiệu quả và diện mạo ngành nông nghiệp của huyện ngày càng khởi sắc, thu nhập của nông dân từng bước được nâng lên.

Ứng dụng công nghệ cao: Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Xương

Mô hình sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quảng Yên.

Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, thời gian qua, huyện Quảng Xương đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất… Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Hoan ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp. Năm 2016, chị Hoan đã mạnh dạn thầu đất vùng trũng của xã tại tại cánh đồng Lái thuộc làng Hợp Giang cũ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, triển khai sản xuất nông nghiệp tổng hợp với quy mô lớn. Sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện, của xã, đến nay gia đình chị Hoan bước đầu đã xây dựng thành công mô hình trang trại khép kín, ứng dụng CNC trong kỹ thuật canh tác, nuôi trồng có quy mô rộng khoảng 2ha với 8 chuồng nuôi giun quế thương phẩm, 3 nhà lưới trồng dưa Kim hoàng hậu, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, có hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới tự động; khu vực chăn nuôi gà, vịt với số lượng trên 1.000 con/lứa; ao nuôi cá và các loại cây ăn quả khác.

Ứng dụng công nghệ cao: Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Xương

Mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của gia đình chị Nguyễn Thị Hoan ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Hoan cho biết: Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thì việc đổi mới khoa học - công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Sau nhiều năm triển khai, phát triển xây dựng thương hiệu, đến nay các sản phẩm nông nghiệp CNC của gia đình chị Nguyễn Thị Hoan bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưu chuộng. Qua đó tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Ứng dụng công nghệ cao: Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Xương

Mô hình trồng rau thủy canh tại thị trấn Tân Phong.

Đến nay, huyện Quảng Xương đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu nông nghiệp CNC gắn với công nghiệp chế biến như: Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung lúa gạo chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có quy mô trên 500 ha ở các xã Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Yên, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Long.... Xây dựng được mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng, nhà kính, rau thủy canh, với quy mô trên 35.000m2 ở các xã Quảng Chính, thị trấn Tân Phong, Quảng Hợp, Quảng Lộc và các mô hình sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP, với quy mô trên 25 ha ở Quảng Lưu, Quảng Văn, Quảng Lộc, Quảng Yên.

Trong lĩnh vực chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học và công nghệ vào chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao, toàn huyện đã xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị, như: Mô hình nuôi bò BBB chuyên thịt chất lượng cao, với quy mô trên 30 con bò cái sinh sản/trang trại; trang trại chăn nuôi gà, vịt an toàn dịch bệnh theo hướng VietGAP, với quy mô trên 10.000 con/trang trại; trang trại chăn nuôi thỏ theo hướng GMP, quy mô trên 5.000 con/trang trại… và nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, như: nuôi tôm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp; nuôi cua, cá theo hướng VietGAP an toàn sinh học...

Thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, người sản xuất đã có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, bảo vệ môi trường,đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Đặc biệt, đạt hiệu quả kinh tế vượt trội như: lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, tăng gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 500 đến 700 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; thủy sản lợi nhận bình quân đạt từ 500 đến 1 tỷ đồng/ha/năm...

Ứng dụng công nghệ cao: Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Xương

Mô hình trồng dưa Kim hoàng hậu trong nhà lưới mang lại hiệu quả cao.

Phát huy những kết quả đạt được, hướng tới hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng CNC, xây dựng thương hiệu các sản phẩm có lợi thế, huyện Quảng Xương tích cực chỉ đạo tập trung rà soát, quy hoạch, xác định vị trí phù hợp, tuyên truyền, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ dồn đổi, tích tụ đất đai để phát triển vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC và có kế hoạch đầu tư cho các vùng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, như: Vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo năng suất, chất lượng cao; trồng rau trong nhà lưới, nhà màng ứng dụng CNC; vùng phát triển trang trại chăn nuôi lợn CNC, vùng phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm và vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống điện... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX , tổ hợp tác, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng vùng nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Đây chính là những yếu tố quan trọng để huyện Quảng Xương hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp CNC từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.

Nguyễn Liên


Nguyễn Liên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]