Thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Hướng đến xây dựng nền hành chính hiện đại và chuyên nghiệp, những năm qua, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh luôn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn để tổ chức, cá nhân tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh là đơn vị đi đầu trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến.
Trước đây, muốn giải quyết TTHC, người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan Nhà nước để xử lý, nhưng từ khi sử dụng DVCTT, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet. Khi sử dụng DVCTT, tổ chức, cá nhân sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí đi lại, nhất là đối với các huyện miền núi, đồng thời có thể theo dõi, giám sát được quá trình giải quyết hồ sơ của mình. Để thúc đẩy và tăng số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng DVCTT, ngày 1/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo thực hiện DVCTT trên địa bàn tỉnh, từ đó đã huy động sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp DVCTT. Để khuyến khích tổ chức, cá nhân tích cực sử dụng DVCTT, trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như in tờ rơi, tờ gấp phát cho tổ chức, công dân khi đến giải quyết TTHC trực tiếp tại trung tâm và gửi cho bộ phận “một cửa” cấp huyện; tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo và trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa; ban hành các bước hướng dẫn người dân thực hiện. Khi tổ chức, cá nhân đến trung tâm giải quyết TTHC sẽ có cán bộ của trung tâm hướng dẫn tạo tài khoản cá nhân và các bước thực hiện.
Để sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng, trung tâm đặc biệt chú trọng phát triển các phần mềm ứng dụng đồng bộ, hiện đại. Là đơn vị được giao quản trị, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa, trung tâm đã thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; đồng thời bổ sung hoàn thiện các giải pháp, cung cấp chức năng, tính năng thực hiện DVCTT, tích hợp chữ ký số và thanh toán trực tuyến trên ứng dụng di động. Trung tâm cũng thường xuyên phối hợp với các ban, sở, ngành kiểm tra, rà soát các DVCTT để phát hiện các tồn tại, vướng mắc, kịp thời tháo gỡ, khắc phục trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hồ sơ TTHC nộp trực tuyến để nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời cán bộ, công chức trong việc hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, công dân.
Hiện nay, Thanh Hóa có 1.768 TTHC cung cấp DVCTT một phần và toàn trình. Tất cả các dịch vụ công đã được nhập đường link trên Cổng dịch vụ công quốc gia, được công khai và kết nối với Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa, trong đó có nhiều TTHC đã được tích hợp, triển khai thanh toán trực tuyến, hỗ trợ thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân khi thanh toán phí và lệ phí thông qua tài khoản ngân hàng hoặc các ví điện tử.
Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, trung tâm đã bố trí lại các quầy tiếp nhận hồ sơ TTHC cho phù hợp với tên gọi mới của các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp, sáp nhập. Phối hợp với Công an tỉnh bố trí quầy làm việc, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết khác tại trung tâm để hỗ trợ Công an tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp, cấp giấy phép lái xe từ Sở Tư pháp và Sở Giao thông - Vận tải sang Công an tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến việc chuyển giao nhiệm vụ của các đơn vị trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và trên trang zalo “Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa” để công dân được biết.
Với nhiều giải pháp đồng bộ được thực hiện, năm 2024, các sở, ngành tại trung tâm đã tiếp nhận 179.628 hồ sơ DVCTT qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa. 5 tháng đầu năm 2025, các sở, ngành đã tiếp nhận 27.472 hồ sơ DVCTT, đạt 61,4% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận là 44.740.
Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến không chỉ giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp mà còn giúp rút ngắn thời gian giải quyết TTHC và giảm áp lực cho công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Tổ chức, cá nhân không phải tiếp xúc với cán bộ, công chức khi thực hiện và có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào, không giới hạn bởi khung giờ hành chính, địa điểm thực hiện. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh rất cần sự tham gia tích cực hơn nữa từ phía tổ chức, công dân để thúc đẩy và tăng số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng DVCTT, hướng tới một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và minh bạch.
Bài và ảnh: Thu Vui
{name} - {time}
-
2025-06-12 14:20:00
Tốc độ mạng băng rộng cố định tại Việt Nam cao nhất trong 12 tháng
-
2025-06-12 08:25:00
Switch 2 trở thành máy game bán chạy nhất trong lịch sử Nintendo
-
2025-06-03 08:37:00
Hướng dẫn nộp tác phẩm dự Giải thưởng ảnh và video “Công nghệ từ trái tim”
Tập huấn kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo miễn phí cho 2 triệu thanh niên
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở cấp tiểu học
Ứng dụng công nghệ số ở trường mầm non
Nỗ lực kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57
Sinh viên học tập với AI
Tác động của mạng xã hội đến mối quan hệ giữa các thế hệ
Bình dân học vụ số (Bài 3): “Bình dân học vụ số” tự tin bước vào kỷ nguyên số
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - động lực thúc đẩy đổi mới giáo dục và đào tạo