(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nếu như vay tiền ở các ngân hàng cần những quy trình, thủ tục khá khắt khe thì hiện nay xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức mở dịch vụ cho vay tiền với lãi suất cao nhưng điều kiện lại đơn giản. Biết là sẽ gặp nhiều rủi ro nhưng cả bên cho vay lẫn bên vay vẫn sẵn sàng chấp nhận, vì lợi nhuận và nhu cầu trước mắt. Đây cũng chính là lý do để những “dòng tín dụng đen” không những có “đất sống” mà đang ngày càng “sống khỏe”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tín dụng đen và những hệ lụy (Kỳ cuối): Tín dụng đen vẫn có nhiều ‘đất sống’

(VH&ĐS) Nếu như vay tiền ở các ngân hàng cần những quy trình, thủ tục khá khắt khe thì hiện nay xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức mở dịch vụ cho vay tiền với lãi suất cao nhưng điều kiện lại đơn giản. Biết là sẽ gặp nhiều rủi ro nhưng cả bên cho vay lẫn bên vay vẫn sẵn sàng chấp nhận, vì lợi nhuận và nhu cầu trước mắt. Đây cũng chính là lý do để những “dòng tín dụng đen” không những có “đất sống” mà đang ngày càng “sống khỏe”.

Lãi suất cao ngất ngưởng

Đi trên phố hay các ngõ ngách của TP Thanh Hóa, dễ dàng bắt gặp những tờ giấy dán trên tường, bốt điện, hộp kỹ thuật viễn thông,… quảng cáo việc cho vay tiền không cần thế chấp, "chỉ cần alo là có tiền". Qua ghi nhậncho thấy, mức lãi suất cho vay tín dụng đen phổ biến hiện nay ở mức 3.000 - 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương với khoảng gần 20% một tháng). Mức lãi suất này luôn cao hơn hàng chục lần của các ngân hàng ở cùng thời điểm so sánh.

Anh Nguyễn Văn Q. – sinh viên năm hai Trường Cao đẳng Y dược Thanh Hóa cho biết, do cần gấp 5 triệu đồng để lo việc cá nhân nên đã tìm đến tín dụng đen. Theo đó, anh đã vay ở một quán cầm đồ ngay gần trường học bằng việc để lại giấy tờ xe cùng thẻ sinh viên. Sau đó, anh vay được khoản tiền 5 triệu đồng với lãi suất 4.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, phải đến 4 tháng sau anh mới thu xếp trả được nợ. Lúc này, anh mới hiểu cảnh vay tín dụng “đen” lãi suất quá lớn. Bởi tổng cả tiền lãi và gốc trong 3 tháng phải trả lên tới 7 triệu đồng.

Những cách quảng cáo dễ gặp của tình trạng tín dụng đen trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Theo như anh Trịnh Văn Duẩn, người hoạt động nhiều năm trong ngành này chia sẻ; trong hoạt động tín dụng đen, nếu người thân thiết giúp nhau thì lãi suất khoảng 10%/tháng. Còn nếu người không quen biết thì từ 20 - 30%/tháng, có nhiều trường hợp, số tiền vay ban đầu chỉ khoảng từ 200 đến 300 triệu đồng, do không có tiền trả nợ, đã bị xiết nợ bằng viết giấy bán nhà.

Trong khi đó, quy định của Bộ Luật Dân sự, lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010, mức lãi suất cho vay cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, tức là mức lãi suất này một tháng khoảng 0,75%. Nếu cho vay với lãi suất 10%/tháng, là đã vượt quá hơn 13 lần so với lãi suất qui định. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 163 Bộ Luật Hình sự, người nào cho vay với mức lãi suất vượt quá 10 lần lãi suất của ngân hàng thương mại thì có thể bị xử lý hình sự về tội cho vay lãi nặng.

Tuy nhiên, hoạt động vay và cho vay thường diễn ra ngầm. Khi bị xiết nợ, người vay vì nhiều lý do cũng không trình báo với cơ quan công an nên rất khó xử lý.

Ngoài vòng pháp luật

Theo Công an TP Thanh Hóa, hiện tại trên địa bàn thành phố, tổng có 146 địa điểm kinh doanh cầm đồ, tài chính. Trong đó có 31 Công ty cung cấp dịch vụ tài chính, 10 cơ sở đăng ký giấy phép cầm đồ nhưng lại mở thêm dịch vụ tài chính. Các đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đều lợi dụng sự thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế của nhiều người để cho vay với lãi suất “cắt cổ” với hình thức vay dễ dàng, hấp dẫn để “giăng bẫy” người vay. Khi người vay không có khả năng chi trả thì các đối tượng cho vay đe dọa, khủng bố tinh thần, cưỡng đoạt tài sản… dẫn tới tình hình tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang ngày một diễn biến phức tạp.

Ông Đỗ Mạnh Dũng - Phó trưởng Công an TP Thanh Hóa cho biết: “Hiện nay tất cả các Công ty có dịch vụ tài chính trên địa bàn thành phố chỉ có giấy phép hoạt động của Sở KH&ĐT và tất cả đều không có giấy phép hoạt động của ngân hàng mà theo đúng luật là phải có. Đặc biệt, có sự hoạt động ngầm về tín dụng đen ở các cửa hiệu cầm đồ kết hợp dịch vụ tài chính”.

“Các đối tượng này hoạt động thông qua hình thức vay tín chấp, bằng thủ đoạn thế chấp tài sản chứ không dùng hợp đồng cầm cố tài sản. Thủ đoạn của tín chấp thường thông qua hình thức “bát họ”, các hình thức, thủ đoạn này đều có dấu hiệu của cho vay nặng lãi. Chúng len lỏi vào các khu chợ, nhắm đến các tiểu thương. Các công ty này khi hoạt động một thời gian có đủ khách sẽ bỏ biển, xin nghỉ hoạt động kinh doanh nhằm che đậy, lách luật các cơ quan chức năng” - ông Đỗ Mạnh Dũng cho biết thêm.

Hiện nay, Công an thành phố đã nắm được thông tin, theo dõi, lập phương án đấu tranh các cơ sở có biểu hiện tín dụng đen. Đặc biệt tập trung vào 31 Công ty tài chính không có giấy phép hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Công an TP Thanh Hóa cũng đã tăng cường khuyến cáo người dân khi có nhu cầu vay tiền nên tìm đến các tổ chức tín dụng ngân hàng, cương quyết không dễ dãi ký giấy vay nợ để rồi mắc bẫy của các đối tượng chuyên hoạt động theo kiểu “tín dụng đen”.

Hải Lộc

Điều 468, Bộ Luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) quy định: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy việc quy định mức lãi suất cố định ngay trong Bộ Luật Dân sự là 20%/năm và phụ thuộc vào khoản vay trong dân sự giúp người dân có thể tránh rơi vào bẫy cho vay nặng lãi. Thông qua đó việc xác định hành vi cho vay nặng lãi cũng dễ dàng hơn.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]