(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Đuối nước cho trẻ em đã và đang là vấn đề “nóng”, vì vậy trong vài năm trở lại đây, một số cơ sở dạy bơi đã ra đời. Dẫu chưa nhiều nhưng rõ ràng đây là một tín hiệu vui, một sự thay đổi tích cực cho công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tín hiệu vui trong phòng, chống đuối nước cho trẻ

(VH&ĐS) Đuối nước cho trẻ em đã và đang là vấn đề “nóng”, vì vậy trong vài năm trở lại đây, một số cơ sở dạy bơi đã ra đời. Dẫu chưa nhiều nhưng rõ ràng đây là một tín hiệu vui, một sự thay đổi tích cực cho công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ.

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm 2017 đến nay, riêng trên địa bàn Thanh Hóa đã có 15 vụ tai nạn, thương tích trẻ em. Trong đó có 10 trường hợp tử vong do đuối nước. Trước đó trong năm 2016, Thanh Hóa cũng đã xảy ra 38 vụ tai nạn, thương tích trẻ em, trong đó 34 trường hợp tử vong do đuối nước.

Trên thực tế, tỷ lệ học sinh biết bơi trên địa bàn tỉnh đạt rất thấp. Tuy nhiên, việc tập bơi ở các điểm tự phát không có người hướng dẫn, với phương tiện cứu hộ rất thô sơ lại tiềm ẩn nguy cơ đuối nước và nguy hiểm đến tính mạng. Cũng theo thống kê của Sở VH,TT&DL thì hiện trên địa bàn tỉnh có 190 bể bơi, nhưng trong đó mới chỉ có 12 bể bơi được cấp giấy chứng nhận hoạt động bơi (12 bể bơi này đồng thời cũng là cơ sở dạy bơi). Đặc biệt, 12 bể bơi này đều do tư nhân đầu tư xây dựng, trong đó có 4/12 bể ở thành phố, còn lại là ở các huyện trong tỉnh, trong đó có cả huyện miền núi Thường Xuân, Ngọc Lặc, Mường Lát.

Tại huyện Yên Định, hiện có 2 bể bơi do 2 doanh nghiệp đầu tư nằm ở xã Yên Phong và thị trấn Quán Lào. Có thể nói, đây là 2 bể bơi được đầu tư xây dựng khá quy mô. Bể bơi tại thị trấn Quán Lào được đầu tư 8,5 tỷ đồng với 2 bể có diện tích 1.000 m2 và 250 m2.Các bể bơi này đã thu hút không chỉ người địa phương mà còn ở cả các xã lân cận. Chỉ tính từ đầu hè đến nay, mỗi ngày, hai bể bơi Yên Phong và Quán Lào đã có hàng trăm lượt người đến để bơi. Hiện 2 bể bơi đang tuyển sinh các lớp học bơi cho lứa tuổi từ 8 - 25 tuổi. Theo ông Trần Đình Niên - Phó phòng VH-TT huyện Yên Định: Các huấn luyện viên dạy bơi ở những cơ sở này đều là vận động viên bơi lội của tỉnh, hiện đang là giáo viên trong các trường học đóng trên địa bàn. Trong thời gian tới, huyệnsẽ tổ chức 2 lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Được biết, huyện Yên Định đã có chính sách kích cầu cho các cá nhân, doanh nghiệp thuê đất lâu dài để xây bể bơi đồng thời tạo điều kiện về kỹ thuật, xây dựng… Sắp tới, huyện sẽ cho phép xây bể bơi gia đình nhưng vẫn tập bơi tại thị trấn Thống Nhất.

Cùng với Yên Định, các huyện như Nga Sơn, Quảng Xương, Vĩnh Lộc… cũng đã đầu tư cho hoạt động bơi tại địa phương. Tại huyện Quảng Xương, Trung tâm VH-TT huyện liên kết với tư nhân để cho ra đời 2 bể bơi thông minh với diện tích bể 500 m2 và một bể 200 m2 nằm ở khuôn viên của nhà thi đấu huyện. Đi vào hoạt động mới hơn 1 tháng nhưng trung bình mỗi ngày có khoảng gần 100 người đến đây để bơi. Hiện trung tâm cũng đã mở được 4 lớp dạy bơi, mỗi lớp 8 em. Tại đây, sẽ có 3 huấn luyện viên dạy bơi cho các em với các môn bơi cơ bản, bơi nâng cao, bơi cứu đuối…

Dạy bơi tại bể bơi Trung tâm VH-TT huyện Quảng Xương.

Ông Đỗ Công Sáu - Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Quảng Xương cho biết: “Nằm ở trung tâm của huyện, nhu cầu bơi và học bơi rất cao. Sau khi có bể bơi này thì đã nhận được sự đánh giá tốt của nhân dân. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn như bể bơi chưa có mái che, tường bao quanh nhà thi đấu thấp… Chúng tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.

Hiện huyện Quảng Xương cũng đã có quy hoạch xây bể bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia với diện tích 1 ha, dự kiến kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. Huyện cũng có những cơ chế thoáng như miễn phí tiền thuê đất 50 năm, hỗ trợ tiền san lấp mặt bằng…

Còn tại TP Thanh Hóa, trong năm 2017 sẽ tổ chức cho 90 lớp dạy bơi cho tiểu học và 60 lớp dạy bơi cho học sinh THCS tại thành phố, cao điểm là các tháng hè. Đồng thời tổ chức lắp đặt 5 bể bơi thông minh, giảng dạy bơi thí điểm tại 3 trường tiểu học và 2 trường THCS.

Sẽ là điều đáng mừng khi ngày càng có nhiều các cơ sở dạy bơi cho trẻ em. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để các bể bơi ra đời lại nằm ở kinh phí . Xã hội hóa đầu tư xây dựng bể bơi đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các cá nhân, doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Duy Tự - Phó phòng Nghiệp vụ thể thao - Sở VH,TT&DL cho biết: Thực tế nhiều huyện chưa có bể nhưng tốc độ phát triển bể bơi trên địa bàn tỉnh đang rất nhanh. Phát triển bể rồi nhưng quan trọng là phải đảm bảo chất lượng bể, đội ngũ huấn luyện viên… Sở VH,TT&DL đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động bể bơi dịch vụ có chế độ miễn, giảm tiền thuê bể bơi, tiền học phí cho trẻ em, học sinh phổ thông và dành ít nhất 30% thời gian cho các trường học thực hiện chương trình dạy bơi cho học sinh…

Thiện Nhân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]