(vhds.baothanhhoa.vn) - Trang trại của gia đình anh chỉ cách nhà tôi vài ba cây số. Sau cái bắt tay thân tình, tôi hào hứng “thị sát” trang trại của một trong những nông dân làm kinh tế nổi bật nhất của vùng. Đó là vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đàn và chị Nguyễn Thị Quế ở làng Mậu Yên 1, xã Hà Lai (Hà Trung).

Triệu phú trên vùng đất sình lầy

Trang trại của gia đình anh chỉ cách nhà tôi vài ba cây số. Sau cái bắt tay thân tình, tôi hào hứng “thị sát” trang trại của một trong những nông dân làm kinh tế nổi bật nhất của vùng. Đó là vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đàn và chị Nguyễn Thị Quế ở làng Mậu Yên 1, xã Hà Lai (Hà Trung).

Triệu phú trên vùng đất sình lầy

Trang trại của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đàn và chị Nguyễn Thị Quế ở làng Mậu Yên 1, xã Hà Lai (Hà Trung).

Nơi đây, vùng đất chiêm trũng xen lẫn đồi núi đã gắn bó từ bé nên anh Đàn thuộc từng thửa ruộng, cánh rừng. Rời quân ngũ trở về địa phương năm 1982, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đã “tiếp lửa” cho anh nỗ lực, vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.

Nhận thấy vùng đồi có nhiều tiềm năng chưa được “đánh thức”, năm 1994, anh mạnh dạn nhận thầu 4ha để vỡ vạc trồng keo lá tràm. Theo thời gian, những cây keo lá tràm đã phủ lên sườn đồi một màu xanh tươi tốt như tiếp thêm niềm tin cho anh. Bõ công vun trồng, sau 5 năm “đánh vật” với cây keo, vụ đầu tiên thu hoạch gia đình anh có lãi khoảng 100 triệu đồng. Năm 2024 này, sau lứa keo vừa khai thác, anh tiếp tục trồng mới thay thế hơn 2.000 cây. Hiện nay, đồi keo nhà anh Đàn được ví như “lá phổi” xanh của quê hương Hà Lai.

Tiếp đó, tại khu vực chân núi Tinh khu vực đồng Quế thuộc xã Hà Lai, giáp ranh với xã Hà Bình là đất sình lầy, lau sậy mọc rậm rạp, sản xuất kém hiệu quả nên cấp ủy, chính quyền xã có chủ trương vận động, khuyến khích Nhân dân thuê thầu để phát triển kinh tế. Với mong muốn biến tấc đất thành tấc vàng, năm 2004, anh Đàn viết đơn xin thầu gần 4ha đất để xây dựng trang trại cá – lúa kết hợp chăn nuôi lợn, gia cầm và trồng cây ăn quả.

Triệu phú trên vùng đất sình lầy

Ao cá trong trang trại của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đàn và chị Nguyễn Thị Quế.

Do đặc điểm đồng đất sình lầy nên vụ mùa sản xuất bấp bênh, có năm mất trắng vì ngập lụt, chỉ gieo cấy được vụ xuân. Với 4ha đất canh tác, anh sử dụng 2,5ha để cấy lúa nếp vụ xuân. Với sản lượng trên 20 tấn/vụ, một phần gia đình anh để nấu rượu thương phẩm, một phần xuất bán. Hàng năm, gia đình anh có khoản thu khoảng 150 triệu đồng từ trồng lúa nếp. Đối với diện tích đất còn lại chia làm 2 ao để ươm cá giống; xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thương phẩm và gà, vịt; trồng cây ăn quả và tận dụng đất xung quanh bờ ao, đất vướn trồng loại cỏ voi để làm thức ăn chăn nuôi. Từ sản phẩm cá giống, lợn thương phẩm, gia cầm và cây ăn quả, mỗi năm gia đình anh Đàn có thêm khoản thu từ 200 - 250 triệu đồng. Anh Đàn nhớ lại: “Mới đó mà đã 20 năm. Những năm đầu thu nhập không đáng kể nên phải “thắt lưng buộc bụng”, dành dụm “lấy ngắn nuôi dài”. Dần dà thu nhập tăng lên, gia đình mới có vốn đầu tư phát triển trang trại”.

Triệu phú trên vùng đất sình lầy

Nhờ chăm chỉ lao động, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đàn và chị Nguyễn Thị Quế đã biến vùng đất sình lầy thành trang trại cho hiệu quả kinh tế cao.

Đồng hành với vợ chồng anh Đàn còn có một số người trong xã đến đồng Quế khai phá đất đai và “ăn nên làm ra”, làm giàu từ trang trại tổng hợp. Tiêu biểu như gia đình bà Hiên chăn nuôi lợn thịt thương phẩm với quy mô 200 con/năm, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Điều đáng chú ý là giữa các hộ dân ở đây có sự liên kết hỗ trợ nhau một số khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như hàng năm, trang trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm của bà Hiên tiêu thụ toàn bộ số lợn con từ trang trại gia đình anh Đàn.

Có được những kết quả rất đáng khích lệ nói trên, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương luôn quan tâm, tạo thuận lợi cho các hộ dân xây dựng mô hình gia trại, trang trại để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống.

Cần cù lao động, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Đàn đã biến vùng đất sình lầy thành trang trại quy mô với vườn cây, ao cá, lợn gà thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng anh Đàn đã trở thành “triệu phú” của vùng quê Hà Lai, xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập, noi theo.

Lê Như Cương

(Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung)


Lê Như Cương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]