Tuổi trẻ và tình yêu đất nước
“Treo bản đồ Việt Nam ở nơi làm việc, phòng học... đây là một cách để giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ. Mỗi khi nhìn bản đồ Việt Nam là niềm tự hào, tự tôn dân tộc cũng như tình yêu quê hương, đất nước được khơi dậy nhiều hơn”, Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức, cho biết.
Tỉnh đoàn Thanh Hóa phát động cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”.
Hoàng Nam đã treo một tấm bản đồ Việt Nam tại góc học tập nhỏ của mình. Nam có nhiều bạn bè, mỗi khi bạn bè nước ngoài đến thăm, Nam có thể dẫn họ đi du lịch khắp mọi miền Tổ quốc một cách dễ dàng qua việc chỉ tay giới thiệu về từng tỉnh, thành trên bản đồ. Không riêng gì Nam mà nhiều sinh viên Đại học Hồng Đức đã chủ động treo bản đồ Việt Nam tại góc học tập nhỏ của mình để hưởng ứng cuộc vận động và thể hiện trách nhiệm, tinh thần yêu nước của những người trẻ.
Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn phát động, treo bản đồ Việt Nam tại nơi làm việc, phòng học đã và đang được tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ Thanh Hóa nói riêng tích cực hưởng ứng, lan tỏa cuộc vận động bằng các chiến dịch đồng bộ như thay ảnh đại diện, màn hình điện thoại... tạo nên “sắc đỏ” rực rỡ và “phủ sóng” mạng xã hội. Đây là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục lòng yêu nước, tự hào về toàn vẹn lãnh thổ trong mỗi người dân Việt Nam nói chung và đoàn viên thanh niên nói riêng.
Từ ngày, bản đồ Việt Nam được treo ở lớp học, em Nguyễn Thị Thanh Tâm (Trường THPT Quảng Xương 2) và các bạn luôn có những câu đố thú vị xung quanh các tỉnh, thành, như “tỉnh nào tên nghe nửa ruộng, nửa rừng”, “Có sơn, có lâm. Có hải, có hà. Có tiền, có bạc. Có thơ, có trăng. Đố em đố bạn biết chăng”... vừa đố các em vừa chỉ rõ từng tỉnh, thành. Kiến thức vui nhộn khiến học sinh tăng hiểu biết về lịch sử, địa lý và hình thành niềm tự hào dân tộc.
Đoàn viên thanh niên huyện Thọ Xuân hưởng ứng cuộc vận động.
Chị Nguyễn Hồng Anh, Bí thư Huyện đoàn Quảng Xương, khẳng định: Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” rất ý nghĩa, đặc biệt đối với học sinh. Khi treo bản đồ Việt Nam tại nơi học tập sẽ khơi gợi lòng yêu nước, tự hào về quê hương. Tôi tin rằng, với những giá trị tích cực mà cuộc vận động này mang lại, trong tương lai gần, bản đồ Việt Nam sẽ hiện diện ở mọi không gian, từ trường học, công ty, xí nghiệp cho đến nhà dân, các phòng sinh hoạt cộng đồng... trên cả nước. Khi đó, nhận thức trong mỗi người dân Việt Nam, từ trẻ đến già, về toàn vẹn lãnh thổ, tự hào độc lập sẽ được nâng cao hơn".
Theo chị Hồng Anh, mỗi ngày được thấy bản đồ Việt Nam, ta sẽ nhận diện được diện tích toàn lãnh thổ phần đất liền Việt Nam hay các địa hình sông, phù sa châu thổ, đồng bằng, biển, đồi núi... Và qua việc nhìn tấm bản đồ chuẩn, mỗi người sẽ định vị được địa phương mình sinh ra, đặc biệt là các em học sinh. Để từ đấy, sẽ biết phấn đấu nỗ lực học tốt hơn, có những việc làm, hành động ý nghĩa nhằm giúp ích cho quê nhà.
Tại các trường học, ngoài việc treo bản đồ, nhiều trường đã triển khai sinh hoạt chuyên đề “Tự hào một dải non sông” cho học sinh vào phút sinh hoạt đầu giờ, xem các video, thông tin tìm hiểu thêm ý nghĩa của cuộc vận động. Đồng thời, trong các giờ học, trường cũng tổ chức lồng ghép các nội dung tuyên truyền về chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc, các vùng lãnh thổ đất nước.
Đoàn viên thanh niên Trường THPT Quảng Xương 2 làm bản đồ Việt Nam từ vật liệu tái chế.
Còn đối với đoàn viên thanh niên huyện Thọ Xuân, hưởng ứng cuộc vận động, đến nay 100% cơ sở đoàn đã treo bản đồ Việt Nam tại phòng làm việc. Trong thời gian hưởng ứng, 100% đoàn viên thanh niên của huyện đã đồng loạt thay hình nền điện thoại, máy tính, facebook, zalo... bằng hình bản đồ Việt Nam. Anh Lê Trọng Quý, Phó Bí thư Huyện đoàn Thọ Xuân, cho biết: “Ngay từ khi phát động, từ tình yêu với quê hương, đất nước, đoàn viên, thanh thiếu nhi của huyện đã cụ thể hóa cuộc vận động bằng nhiều hoạt động thiết thực như: xếp hình, vẽ tranh bản đồ, thay hình ảnh đại diện trên nền tảng mạng xã hội... Mỗi tấm bản đồ chính là một tình yêu to lớn với Tổ quốc mà các đoàn viên thanh niên chúng tôi muốn gửi gắm. Khi nhìn thấy dáng hình đất nước, chúng tôi tin rằng khoảnh khắc đó cũng là lúc các bạn hiểu được sâu sắc nhất về trách nhiệm, tình yêu của mình với nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, quê hương và luôn tự hào về điều đó”. Từ đó, những hình ảnh đẹp, thông điệp ý nghĩa từ cuộc vận động lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, lay động và thức tỉnh hàng triệu trái tim về ý nghĩa to lớn của tinh thần yêu nước, sự nhiệt huyết, tận hiến của tuổi trẻ Thanh Hóa nói riêng và tuổi trẻ Việt Nam nói chung.
Chị Phùng Tố Linh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, khẳng định: “Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đây là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục lòng yêu nước, tự hào về toàn vẹn lãnh thổ trong mỗi người dân Việt Nam nói chung, đoàn viên, thanh thiếu nhi nói riêng. Qua đó vừa trang bị, củng cố thêm kiến thức cho thanh, thiếu nhi về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, vừa góp phần quan trọng vào việc giáo dục lòng yêu nước, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam”.
Bài và ảnh: Phan Thị
{name} - {time}
-
2024-11-24 07:33:00
Những bản sáng vùng biên: “Chọn việc dễ làm trước, khó làm sau, làm đến đâu chắc đến đó”
-
2024-11-23 15:59:00
“Nghiện” học, “nghiện” việc
-
2024-03-29 07:01:00
Kẻ chiếc vạch trong đầu
Thêm 6 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hoằng Phụ được nhận đỡ đầu
Cảnh báo hiện tượng giả danh công an hướng dẫn cài app VNeID
“Thị trường” livestream bùng nổ: Người tiêu dùng được hay mất
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết do Việt Nam đề xuất về Ngày Quốc tế Vui chơi
Triển vọng từ mô hình trồng cỏ nhung nhật
Du lịch nghỉ lễ 30/4: Tour đường bộ và các sản phẩm combo lên ngôi
Thủ lĩnh đoàn năng động, nhiệt huyết
Lan tỏa hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ vùng biên
Sớm bổ sung hạng mục phòng cháy, chữa cháy cho công trình trường học